Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
Cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định các trường hợp cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:
1. Người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Hàng hóa nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu thông báo về việc hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu.
Như vậy, 02 trường hợp cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm:
- Người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn.
- Hàng hóa nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu thông báo về việc hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu.
Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao? (Hình từ Internet)
Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP thì được thực hiện thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
...
4. Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Quá trình kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này nếu cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ hoặc người xuất khẩu, người sản xuất không phối hợp kiểm tra xác minh xuất xứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư này thì từ chối và xử lý như sau:
- Đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này: hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường và được thông quan theo quy định;
- Đối với hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư này: hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
- Đối với hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư này: hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ Công Thương quyết định và được thông quan theo quy định.
Riêng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP thì việc từ chối được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này.
...
c) Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP, trước khi ra quyết định từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo nội dung kết quả xác minh cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cung cấp thông tin xác minh. Người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp, bổ sung thêm thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi thông báo;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối của cơ quan hải quan, người khai hải quan phải khai bổ sung tiền thuế theo hướng dẫn của cơ quan hải quan. Quá thời hạn nêu trên, nếu người khai hải quan không khai bổ sung tiền thuế theo hướng dẫn thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP, trước khi ra quyết định từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo nội dung kết quả xác minh cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cung cấp thông tin xác minh.
Người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp, bổ sung thêm thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi thông báo.
Ngoài ra, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối của cơ quan hải quan, người khai hải quan phải khai bổ sung tiền thuế theo hướng dẫn của cơ quan hải quan. Quá thời hạn nêu trên, nếu người khai hải quan không khai bổ sung tiền thuế theo hướng dẫn thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện trong trường hợp sau:
- Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa.
- Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản nhận xét đánh giá giáo viên của hiệu trưởng? Quy trình đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh có quyền hạn như thế nào? Cuộc họp của Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh được thực hiện khi nào?
- Người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý bằng biện pháp nào? Ai có thẩm quyền xử lý vi phạm?
- Mẫu bản luận cứ bảo vệ bị hại trong vụ án hình sự mới nhất? Người tập sự hành nghề luật sư có được bảo vệ bị hại trong vụ án hình sự?
- Đảng viên là ai? Tổng hợp mẫu nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên mới nhất hiện nay? Tải mẫu ở đâu?