Truyền máu tự thân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Việc truyền máu tự thân theo kế hoạch được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề truyền máu tự thân. Cho tôi hỏi truyền máu tự thân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Việc truyền máu tự thân theo kế hoạch được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Thanh Lan ở Đồng Tháp.

Truyền máu tự thân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

Theo Điều 53 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định về nguyên tắc thực hiện truyền máu tự thân như sau:

Nguyên tắc thực hiện truyền máu tự thân
1. Phải có các quy trình truyền máu tự thân phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các quy trình chọn lựa, xét nghiệm, lấy, điều chế, bảo quản và truyền máu tự thân phải được lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt.
2. Chỉ truyền máu tự thân theo kế hoạch đối với những trường hợp trước phẫu thuật có tiên lượng về nguy cơ mất máu đến mức phải truyền máu và bác sỹ điều trị có trách nhiệm cân nhắc, đánh giá tình trạng sức khoẻ người bệnh cho phép thực hiện lấy máu an toàn.
3. Việc lấy máu theo phương pháp truyền máu tự thân theo kế hoạch và truyền máu tự thân pha loãng máu đẳng tích chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.
4. Ngoài việc tuân thủ các quy định về nhãn túi máu theo quy định tại Điều 21 Thông tư này, nhãn của túi máu tự thân phải được ghi thêm dòng chữ: “Chỉ dùng cho truyền máu tự thân”.
5. Các túi máu tự thân phải được bảo quản riêng biệt với máu lấy từ người hiến máu.
6. Bảo đảm truyền máu, chế phẩm máu cho đúng người bệnh đã được lấy máu. Máu thu nhận với mục đích truyền máu tự thân không được sử dụng cho người bệnh khác.

Theo đó, việc truyền máu tự thân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 53 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc chỉ truyền máu tự thân theo kế hoạch đối với những trường hợp trước phẫu thuật có tiên lượng về nguy cơ mất máu đến mức phải truyền máu và bác sỹ điều trị có trách nhiệm cân nhắc, đánh giá tình trạng sức khoẻ người bệnh cho phép thực hiện lấy máu an toàn.

Truyền máu tự thân

Truyền máu tự thân (Hình từ Internet)

Việc truyền máu tự thân theo kế hoạch được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 54 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định về truyền máu tự thân theo kế hoạch như sau:

Truyền máu tự thân theo kế hoạch
1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh
a) Tuổi từ 16 đến 60;
b) Trọng lượng cơ thể từ 50 kg trở lên;
c) Lâm sàng: theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
d) Nồng độ Hemoglobin phải đạt ít nhất là 120g/l và Hematocrit phải đạt ít nhất 0,33;
2. Các xét nghiệm phải thực hiện trước khi lấy máu, gồm:
a) Định nhóm máu hệ ABO;
b) Xét nghiệm phát hiện các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu, tối thiểu gồm: HBsAg, kháng thể kháng HIV-1 và HIV-2, kháng thể kháng HCV, giang mai.
3. Thể tích máu lấy mỗi lần không quá 7 ml/kg cân nặng; mỗi lần lấy máu cách nhau tối thiểu 03 ngày và lần lấy máu cuối cùng trước thời điểm phẫu thuật ít nhất 72 giờ.
4. Bác sỹ điều trị xem xét chỉ định sử dụng chất kích thích tạo hồng cầu Erythropoietin.
5. Việc điều chế, bảo quản đơn vị máu, chế phẩm máu phù hợp theo quy định tại các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 và 35 Thông tư này.
6. Thực hiện xét nghiệm hoà hợp miễn dịch trước khi truyền máu, thực hiện truyền máu và xác định nguyên nhân gây tai biến liên quan đến truyền máu tự thân phải thực hiện theo các quy định tại các điều 40, 41, 43, 46, 47, 48, 49, 50, 51 và 52 Thông tư này.

Theo đó, việc truyền máu tự thân theo kế hoạch được thực hiện theo quy định tại Điều 54 nêu trên.

Truyền máu tự thân pha loãng máu đẳng tích phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Theo quy định tại Điều 55 Thông tư 26/2013/TT- BYT về truyền máu tự thân pha loãng máu đẳng tích như sau:

Truyền máu tự thân pha loãng máu đẳng tích
1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh
a) Tuổi từ đủ 16 tuổi đến 60 tuổi;
b) Trọng lượng cơ thể từ 50 kg trở lên;
c) Lâm sàng: theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
d) Nồng độ Hemoglobin phải đạt ít nhất là 120g/l và Hematocrit phải đạt ít nhất là 0,33;
đ) Phẫu thuật có sử dụng kỹ thuật tiền mê hoặc gây mê toàn thân;
e) Không áp dụng chỉ định truyền máu tự thân pha loãng đẳng tích trong trường hợp người bệnh có dung nạp kém đối với tình trạng giảm cung cấp oxy.
2. Các xét nghiệm phải thực hiện trước khi lấy máu: thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Thông tư này.
3. Yêu cầu đối với việc thực hiện pha loãng máu đẳng tích và truyền lại cho người bệnh:
a) Thể tích máu lấy trước phẫu thuật không quá 7 ml/kg cân nặng;
b) Hematocrit của người bệnh không được thấp hơn 0,25 sau khi lấy máu;
c) Phải duy trì cân bằng thể tích máu lấy ra và thể tích dịch truyền vào cơ thể bằng các loại dung dịch đẳng trương theo tỷ lệ số lượng dịch truyền vào cơ thể gấp 3 lần số lượng máu được lấy ra khỏi cơ thể hoặc bằng dung dịch cao phân tử theo tỷ lệ 1:1.

Như vậy, truyền máu tự thân pha loãng máu đẳng tích phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại khoản 3 Điều 55 nêu trên.

Trong đó có yêu cầu thể tích máu lấy trước phẫu thuật không quá 7 ml/kg cân nặng; và hematocrit của người bệnh không được thấp hơn 0,25 sau khi lấy máu.

Hiến máu tình nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mới xỏ khuyên rốn thì có được hiến máu tình nguyện không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động truyền máu hằng năm là mẫu nào? Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu là vì mục đích nhân đạo hay lợi nhuận?
Pháp luật
Hiến máu tình nguyện bị ngất xỉu có phải là tai biến không mong muốn xảy ra ở người hiến máu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Đi xăm mình về có được hiến máu tình nguyện hay không? Hỗ trợ ăn uống nhẹ tại chỗ và quà tặng cho người hiến máu tình nguyện như thế nào?
Pháp luật
Ngày 14/6 là Ngày Quốc tế Người Hiến Máu đúng không? Có phải người hiến máu sẽ được tuyên dương nhân Ngày Quốc tế Người Hiến Máu?
Pháp luật
Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào Ngày Hiến máu Thế giới 14/6 của người lao động được tính như thế nào?
Pháp luật
Ngày Quốc tế người hiến máu là ngày nào trong năm? Người lao động có được xin nghỉ phép để hưởng ứng ngày này hay không? Có được X4 lương trong ngày này hay không?
Pháp luật
Đi hiến máu tình nguyện thì được gì? Những giấy tờ cần có khi đi hiến máu tình nguyện? Các bước khám sàn lọc diễn ra như thế nào?
Pháp luật
Người hiến máu tình nguyện được hiểu như thế nào? Nam cân nặng 45kg có hiến máu tình nguyện được hay không?
Pháp luật
Người hiến máu tình nguyện sau này cần máu thì có được truyền máu miễn phí hay không? Mức chi cho công tác đi lại để tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện như thế nào?
Pháp luật
Đăng ký hiến máu tình nguyện cần đem theo giấy tờ gì? Khám sức khỏe cho người hiến máu sẽ thực hiện ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiến máu tình nguyện
1,828 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiến máu tình nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiến máu tình nguyện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào