Trường trung học phổ thông chuyên thì những gì được xem là tài sản? Lớp không chuyên trong trường trung học phổ thông chuyên sẽ có bao nhiêu học sinh?
Trường trung học phổ thông chuyên thì những gì được xem là tài sản?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) quy định như sau:
Tài sản của trường chuyên
Trường chuyên được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị như các trường trung học phổ thông theo quy định đối với trường chuẩn quốc gia, ngoài ra được ưu tiên đầu tư:
1. Khối phòng học tập, khối phòng hỗ trợ học tập đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn với trang thiết bị đồng bộ, bảo đảm điều kiện tổ chức dạy học 02 (hai) buổi/ngày.
2. Các thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại phục vụ việc giảng dạy, bồi dưỡng học sinh năng khiếu và tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học của giáo viên, học sinh.
3. Ký túc xá, nhà ăn cho học sinh có nhu cầu nội trú.
4. Nhà công vụ cho giáo viên.
5. Sân vận động, nhà đa năng, bể bơi và các thiết bị, dụng cụ thể thao khác.
Theo đó, trường trung học phổ thông chuyên sẽ có những tài sản như trên.
Trước đây, căn cứ theo Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 15/04/2023) như sau:
Tài sản trường chuyên
Trường chuyên được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị như các trường THPT theo quy định đối với trường chuẩn quốc gia, ngoài ra còn được đầu tư:
1. Diện tích mặt bằng tối thiểu đạt 15 m2/học sinh;
2. Hệ thống phòng học đạt tiêu chuẩn quy định, đủ để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày;
3. Hệ thống phòng chức năng, phòng học bộ môn, thư viện đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn với trang thiết bị hiện đại; có đủ sách, tài liệu tham khảo;
4. Các thiết bị dạy học đồng bộ và hiện đại phục vụ việc giảng dạy, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, nghiên cứu khoa học của giáo viên, học sinh;
5. Ký túc xá, nhà ăn cho học sinh có nhu cầu nội trú;
6. Nhà công vụ cho giáo viên;
7. Sân vận động, nhà đa năng, bể bơi và một số thiết bị, dụng cụ thể thao khác.
Trường trung học phổ thông (Hình từ internet)
Lớp không chuyên trong trường trung học phổ thông chuyên sẽ có bao nhiêu học sinh?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) quy định như sau:
Lớp học trong trường chuyên
...
2. Không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên.
...
Theo quy định hiện nay thì trường trung học phổ thông chuyên không còn tổ chức lớp không chuyên như trước đây.
Trước đây, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT năm 2012 (Hết hiệu lực từ ngày 15/04/2023) như sau:
Lớp trong trường chuyên
1. Trường chuyên có thể có các lớp chuyên sau: Chuyên Toán, chuyên Tin học, chuyên Vật lí, chuyên Hóa học, chuyên Sinh học, chuyên Ngữ văn, chuyên Lịch sử, chuyên Địa lí, chuyên theo các Ngoại ngữ; ngoài các lớp chuyên, có thể có các lớp theo lĩnh vực chuyên và các lớp không chuyên.
2. Số học sinh/lớp của trường chuyên:
a) Lớp chuyên và lớp theo lĩnh vực chuyên: Không quá 35 học sinh/lớp;
b) Lớp không chuyên: Không quá 45 học sinh/lớp; đảm bảo số học sinh các lớp không chuyên không quá 20% tổng số học sinh của trường.
3. Trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên quyết định:
a) Số lớp chuyên đối với từng môn chuyên;
b) Số lớp theo lĩnh vực chuyên;
c) Số lớp không chuyên.
Trong trường trung học phổ thông chuyên thì tổ nào sẽ xây dựng chương trình dạy học môn chuyên?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) quy định như sau:
Tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn của trường chuyên được thành lập, thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và có thêm các nhiệm vụ sau:
1. Phát triển chương trình, xây dựng tài liệu dạy học môn chuyên theo chương trình giáo dục nâng cao đối với môn chuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá tiên tiến vào dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
...
Theo đó, trong trường trung học phổ thông chuyên thì tổ chuyên môn sẽ xây dựng chương trình dạy học môn chuyên.
Trước đây, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT năm 2012 (Hết hiệu lực từ ngày 15/04/2023) như sau:
Tổ chuyên môn
1. Tổ chuyên môn của trường chuyên được thành lập và thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường trung học, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng chương trình, tài liệu dạy học môn chuyên; nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá tiên tiến vào giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh;
b) Phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; bồi dưỡng học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi và các cuộc thi về năng khiếu khác liên quan đến chuyên môn của tổ;
c) Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; tổng kết, áp dụng sáng kiến - kinh nghiệm và hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học;
d) Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán của tổ, nhóm chuyên môn làm nòng cốt cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường;
đ) Tổ chức việc bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên trong tổ.
2. Ngoài tổ chuyên môn đã quy định tại Điều lệ trường trung học, hiệu trưởng trường chuyên có thể thành lập bộ phận quản lý công tác nghiên cứu khoa học. Bộ phận quản lý công tác nghiên cứu khoa học có nhiệm vụ:
a) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; tổng kết, áp dụng sáng kiến - kinh nghiệm, tự làm thiết bị dạy học hàng năm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật của học sinh;
b) Hỗ trợ giáo viên, học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết, áp dụng sáng kiến - kinh nghiệm, tự làm thiết bị dạy học, sáng tạo kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?