Trưởng trạm Công an cửa khẩu có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi chăn thả gia súc qua biên giới không?
- Người có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới có được coi là cư dân biên giới không?
- Cư dân biên giới chăn thả gia súc qua biên giới có thể bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Trưởng trạm Công an cửa khẩu có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi chăn thả gia súc qua biên giới không?
Người có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới có được coi là cư dân biên giới không?
Theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định về cư dân biên giới như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Cư dân biên giới thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
a) Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc khu vực địa giới hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
b) Người có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới.
...
Theo đó, người có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới được coi là cư dân biên giới theo quy định.
Cư dân biên giới chăn thả gia súc qua biên giới có thể bị xử phạt hành chính như thế nào?
Theo điểm e khoản 2 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới không mang theo Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định;
c) Không thông báo, khai báo, đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Cư dân biên giới sử dụng giấy tờ xuất, nhập cảnh biên giới hết giá trị để qua lại biên giới;
b) Cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới;
c) Cung cấp thông tin không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới;
d) Người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế), vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định;
đ) Người nước ngoài vào vành đai biên giới không trình báo với đồn Biên phòng sở tại;
e) Cư dân biên giới chăn thả gia súc, gia cầm qua biên giới.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định này thì cư dân biên giới chăn thả gia súc qua biên giới được xem là vi phạm pháp luật. Nếu như bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm.
Trưởng trạm Công an cửa khẩu có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi chăn thả gia súc qua biên giới (Hình từ Internet)
Trưởng trạm Công an cửa khẩu có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi chăn thả gia súc qua biên giới không?
Theo điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định 96/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 16 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng thuộc Công an cấp tỉnh nơi có biên giới có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo đó, Trưởng trạm Công an cửa khẩu có thẩm quyền xử phạt hành chính với mức phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và 5.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm với cùng hành vi (theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 96/2020/NĐ-CP). (cao hơn mức xử phạt hành chính tối đa áp dụng đối với hành vi chăn thả gia súc qua biên giới (kể cả cá nhân hay tổ chức)).
Ngoài ra, khoản 3 Điều 24 Nghị định 96/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định về người có thẩm quyền của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 6 như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
3. Những người có thẩm quyền của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 5; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, điểm c khoản 7, khoản 8, điểm a khoản 9, khoản 10 Điều 6; Điều 7; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8, điểm b khoản 10, khoản 11 Điều 8; khoản 1, điểm a, điểm b, điểm c khoản 2, điểm a, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a, điểm b khoản 5, điểm d khoản 6 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 10; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 13 và Điều 14 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
....
Theo quy định nêu trên thì Trưởng trạm Công an cửa khẩu có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi chăn thả gia súc qua biên giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?