Trường phổ thông tư thục có phải chịu sự thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định hay không?
Trường phổ thông tư thục có phải chịu sự thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT như sau:
Kiểm tra, thanh tra và kiểm định chất lượng giáo dục
1. Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra, đánh giá các hoạt động của trường theo quy định hiện hành.
2. Trường phổ thông tư thục chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật pháp.
3. Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, trường phổ thông tư thục chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật pháp.
Trường phổ thông tư thục có phải chịu sự thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định hay không? Trường phổ thông tư thục có phải bảo đảm cơ sở vật chất không?
Trường phổ thông tư thục phải bảo đảm cơ sở vật chất theo các quy định nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT như sau:
Cơ sở vật chất
Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và các quy định về thiết bị giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Theo đó, trường phổ thông tư thục có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và các quy định về thiết bị giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Trường phổ thông tư thục quản lý tài chính của trường theo quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT như sau:
Tài chính và tài sản
1. Chế độ tài chính: Trường phổ thông tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn tài chính của trường phổ thông tư thục bao gồm:
a) Vốn góp của các tổ chức, cá nhân thành lập trường và các nguồn huy động hợp pháp khác;
b) Nguồn thu học phí theo quy định tại Luật Giáo dục và các quy định của pháp luật;
c) Lãi tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng;
d) Các khoản đầu tư, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, cho, tặng của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định;
đ) Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân;
e) Hỗ trợ từ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao;
g) Các khoản thu hợp pháp khác.
3. Nội dung chi:
a) Tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; các khoản chi phí cho hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường;
b) Quản lý hành chính;
c) Đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất; chi trả tiền thuê cơ sở vật chất (nếu có); mua sắm tài liệu, trang thiết bị đồ dùng dạy học;
d) Khấu hao tài sản cố định;
đ) Trả lãi vốn vay, vốn góp;
e) Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước;
g) Chi phúc lợi tập thể, khen thưởng; các hoạt động nhân đạo, từ thiện;
h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của trường đã được nhà đầu tư phê duyệt không trái với quy định của pháp luật;
4. Tài sản của trường phổ thông tư thục gồm:
a) Tài sản ban đầu của các thành viên góp vốn;
b) Tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của trường;
c) Tài sản do hiến, tặng, cho hoặc tài trợ, hỗ trợ, viện trợ không hoàn lại.
5. Quản lý tài chính và tài sản:
a) Trường phổ thông tư thục thực hiện thu học phí và các khoản thu khác theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan; tổ chức quản lý tài chính, công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Tài chính và tài sản của trường phổ thông tư thục được hình thành từ các nguồn tài chính theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này. Tài chính, tài sản được các tổ chức, cá nhân hiến, tặng, cho hoặc viện trợ không hoàn lại trong quá trình hoạt động không được chia cho các cá nhân, chỉ sử dụng cho lợi ích chung của trường;
c) Nhà trường phải xây dựng quy chế tài chính và được hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu thông qua trước khi chủ tịch hội đồng trường phê duyệt để làm cơ sở pháp lý điều hành tài chính của trường;
d) Dự toán và quyết toán hàng năm của trường do hiệu trưởng trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu phê duyệt;
đ) Xây dựng quy chế sử dụng tài sản, định kỳ hàng năm nhà trường thành lập hội đồng kiểm kê định giá trị tài sản và tái đầu tư, bổ sung tài sản. Trường hợp chuyển đổi tài sản, chuyển nhượng tài sản hoặc ngừng hoạt động dạy học, nhà trường thành lập ban thanh lý tài sản, tổ chức kiểm kê toàn bộ tài sản trình hội nghị nhà đầu tư thông qua, thực hiện việc hoàn vốn cho các thành viên góp vốn theo quy định;
e) Nhà trường có trách nhiệm chấp hành đúng quy định của Nhà nước về huy động và sử dụng vốn, thu chi, phân phối kết quả tài chính; chấp hành việc kiểm tra của cơ quan tài chính về việc sử dụng kinh phí, tăng, giảm nguồn vốn của trường và đăng ký việc tăng, giảm nguồn vốn theo đúng quy định pháp luật. Việc rút vốn và chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định của pháp luật về góp vốn, đầu tư và phải bảo đảm sự phát triển, ổn định của nhà trường;
g) Khoản thu của trường phổ thông tư thục được dùng để chi cho các hoạt động của cơ sở giáo dục, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thiết lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác của cơ sở giáo dục, phần còn lại được phân chia cho nhà đầu tư theo tỷ lệ vốn góp, trừ cơ sở giáo dục hoạt động không vì lợi nhuận;
h) Hằng năm, trường phổ thông tư thục thực hiện chế độ công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai tài chính và lập báo cáo tài chính gửi cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp theo chế độ kế toán hiện hành; tổ chức công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
i) Trường phổ thông tư thục không được cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa, sử dụng cơ sở của trường để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật, thực hiện các hành vi vụ lợi không đúng với hoạt động giáo dục của trường.
Theo đó, trường phổ thông tư thục quản lý tài chính của trường theo quy định trên của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?