Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là gì? Học sinh học ở trường này được hỗ trợ tiền ăn bao nhiêu?
Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 116/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Trường phổ thông dân tộc bán trú: Là trường phổ thông chuyên biệt được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường phổ thông dân tộc bán trú có số lượng học sinh bán trú theo quy định hiện hành.
Học sinh bán trú: Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép ở lại trường hoặc khu vực gần trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.
Và theo khoản 3 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT thì hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú gồm có:
- Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học;
- Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở;
- Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở.
Như vậy, qua các quy định trên ta có thể hiểu trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là trường phổ thông chuyên biệt được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn ở độ tuổi cấp tiểu học có thể đến trường.
Và học sinh tiểu học bán trú là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép ở lại trường hoặc khu vực gần trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.
Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học (Hình từ Internet)
Học sinh học trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học được được hưởng chính sách hỗ trợ khi đáp ứng những điều kiện nào?
Học sinh học trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học được được hưởng chính sách hỗ trợ khi đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP như sau:
(1) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú;
(2) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
(3) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại (2).
Học sinh học trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học được nhà nước hỗ trợ tiền ăn như thế nào?
Học sinh học trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học được nhà nước hỗ trợ tiền ăn theo Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP như sau:
Mức hỗ trợ
1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
...
Theo đó, mỗi em học sinh học trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học đáp ứng điều kiện được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Hiện nay mức lương cơ sở là 1.8000.000 đồng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, mức hỗ trợ tiền ăn đối với mỗi em học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học đáp ứng điều kiện cụ thể là: 40% x 1.800.000 = 720.000 đồng/tháng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Bên cạnh đó, mỗi em học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?