Trường phổ thông dân tộc bán trú muốn hoạt động giáo dục thì cần phải đáp ứng được các điều kiện gì?
- Trường phổ thông dân tộc bán trú muốn hoạt động giáo dục thì cần phải đáp ứng được các điều kiện gì?
- Trường phổ thông dân tộc bán trú trong thời gian hoạt động giáo dục không đảm bảo được điều kiện hoạt động giáo dục thì bị xử lý thế nào?
- Thủ tục để trường phổ thông dân tộc bán trú được hoạt động giáo dục thực hiện theo trình tự thế nào?
Trường phổ thông dân tộc bán trú muốn hoạt động giáo dục thì cần phải đáp ứng được các điều kiện gì?
Trường phổ thông dân tộc bán trú (Hình từ Internet)
Tại Điều 74 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định trường phổ thông dân tộc bán trú muốn hoạt động giáo dục cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Có quyết định thành lập trường của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Nghị định này và có thêm các điều kiện sau đây:
+ Cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày;
+ Có các công trình phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú: Phòng trực nội trú, nhà ở nội trú; nhà bếp, nhà ăn, nhà tắm; công trình vệ sinh, nước sạch và các trang thiết bị kèm theo công trình;
+ Các dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí cho học sinh bán trú.
- Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục an toàn và thuận lợi cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.
- Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học tương ứng.
- Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú.
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú.
- Có quy định về tổ chức hoạt động bán trú của trường.
Trường phổ thông dân tộc bán trú trong thời gian hoạt động giáo dục không đảm bảo được điều kiện hoạt động giáo dục thì bị xử lý thế nào?
Tại Điều 76 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động và chuyển đổi trường phổ thông dân tộc bán trú
1. Trường phổ thông dân tộc bán trú không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 74 của Nghị định này thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục.
2. Trường phổ thông dân tộc bán trú không bảo đảm tỷ lệ học sinh dân tộc và tỷ lệ học sinh bán trú theo quy định trong 03 năm liền thì chuyển thành trường phổ thông công lập.
3. Trình tự thực hiện:
a) Trường phổ thông dân tộc bán trú gửi tờ trình đề nghị cho phép chuyển đổi đến Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong tờ trình cần nêu rõ phương án sử dụng cơ sở vật chất của trường, chế độ chính sách đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên sau khi trường chuyển đổi;
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện thẩm định và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chuyển đổi trường phổ thông dân tộc bán trú thành trường phổ thông công lập.
Theo đó trường hợp trường phổ thông dân tộc bán trú không đảm bảo được điều kiện hoạt động giáo dục thì sẽ bị đình chỉ hoạt động theo và thực hiện đình chỉ thủ tục nêu trên.
Bên cạnh đó tại Điều 77 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:
Sáp nhập, chia, tách, giải thể; đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường phổ thông dân tộc bán trú
...
2. Người có thẩm quyền cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú.
...
Thủ tục để trường phổ thông dân tộc bán trú được hoạt động giáo dục thực hiện theo trình tự thế nào?
Căn cứ theo Điều 75 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục để trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Trường phổ thông dân tộc bán trú gửi tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục đến Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định;
Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Điều 74 Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho nhà trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?