Trường hợp tách doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký thuế với doanh nghiệp bị tách gồm những thành phần gì?
Doanh nghiệp thực hiện tổ chức lại thì có phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật Quản lý thuế 2019, việc đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
"Điều 38. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh khi tổ chức lại doanh nghiệp thì thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi tổ chức lại doanh nghiệp phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với tổ chức bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất hoặc thay đổi thông tin đối với tổ chức bị tách và đăng ký mới hoặc thay đổi thông tin đối với tổ chức mới sau khi chia, tách hoặc được sáp nhập, hợp nhất."
Như vậy, trong cả hai trường hợp đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì khi tổ chức lại doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế, cụ thể:
- Trường hợp đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp: thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
- Trường hợp đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế: thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với tổ chức bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất hoặc thay đổi thông tin đối với tổ chức bị tách và đăng ký mới hoặc thay đổi thông tin đối với tổ chức mới sau khi chia, tách hoặc được sáp nhập, hợp nhất.
Đăng ký thuế
Trường hợp tách doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký thuế với doanh nghiệp bị tách gồm những thành phần gì?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC có quy định việc đăng ký thuế đối với tổ chức bị tách như sau:
"Điều 20. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại
[...]
2. Tách tổ chức
a) Đối với tổ chức bị tách:
Trường hợp sau khi tách, tổ chức bị tách có phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, tổ chức phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao Quyết định tách tổ chức hoặc văn bản tương đương;
- Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác.
Cơ quan thuế thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của tổ chức bị tách theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế và Điều 11 Thông tư này. Tổ chức bị tách vẫn sử dụng mã số thuế đã được cấp trước đây để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ về thuế."
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp bạn thực hiện thủ tục tách doanh nghiệp thì bạn cần chuẩn bị thành phần hồ sơ gồm những tài liệu trên để tiến hành đăng ký thuế cho doanh nghiệp bị tách.
Tổ chức được tách có cần thực hiện thủ tục đăng ký thuế hay không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC có quy định việc đăng ký thuế đối với tổ chức được tách như sau:
"Điều 20. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại
[...]
2. Tách tổ chức
[...]
b) Đối với tổ chức được tách:
Tổ chức được tách phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế và Điều 7 Thông tư này.
Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức được tách, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế và Điều 8 Thông tư này."
Theo đó, tổ chức được tách vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan theo các quy định tại Luật Quản lý thuế 2019 gồm:
- Điều 31 về hồ sơ đăng ký thuế lần đầu:
- Điều 32 về địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
- Điều 33 về thời hạn đăng ký thuế lần đầu
Và Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC về địa điểm nộp và hồ sơ đăng ký thuế lần đầu.
Như vậy, doanh nghiệp khi thực hiện tổ chức lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp tách doanh nghiệp, nghĩa vụ đăng ký thuế đối với doanh nghiệp được tách và doanh nghiệp bị tách được quy định cụ thể như trên, các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên quan cần áp dụng thực hiện một cách thống nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?