Trường hợp phôi chứng chỉ bị viết sai thì phía nhà trường Quân đội cần tiến hành xử lý như thế nào?
- Nhà trường Quân đội có thể trực tiếp in phôi chứng chỉ để cấp cho cán bộ, nhân viên chuyên môn đã hoàn thành khóa đào tạo hay không?
- Trường hợp phôi chứng chỉ bị viết sai thì phía nhà trường Quân đội cần tiến hành xử lý như thế nào?
- Nhà trường Quân đội cần lập sổ gốc cấp chứng chỉ như thế nào để phù hợp với yêu cầu pháp luật?
Nhà trường Quân đội có thể trực tiếp in phôi chứng chỉ để cấp cho cán bộ, nhân viên chuyên môn đã hoàn thành khóa đào tạo hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 63/2022/TT-BQP quy định về in phôi chứng chỉ như sau:
In phôi chứng chỉ
1. Các nhà trường Quân đội chịu trách nhiệm in, quản lý phôi chứng chỉ; trường hợp các nhà trường Quân đội không đủ năng lực in phôi chứng chỉ thì báo cáo bằng văn bản đề nghị Cục Nhà trường thuộc Bộ Tổng Tham mưu tổ chức in tập trung để bảo đảm thống nhất mẫu chứng chỉ sử dụng trong Quân đội.
2. Căn cứ mẫu chứng chỉ quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này, giám đốc, hiệu trưởng nhà trường Quân đội phê duyệt mẫu chứng chỉ của trường mình và gửi về Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Nhà trường) để báo cáo và chịu trách nhiệm về nội dung in trên chứng chỉ.
3. Việc in phôi chứng chỉ phải bảo đảm chặt chẽ, an toàn, bảo mật và đăng ký, quản lý theo quy định.
Theo quy định thì nhà trường Quân đội chịu trách nhiệm in, quản lý phôi chứng chỉ.
Căn cứ mẫu chứng chỉ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 63/2022/TT-BQP TẢI VỀ giám đốc, Hiệu trưởng nhà trường Quân đội sẽ phê duyệt mẫu chứng chỉ của trường mình và gửi về Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Nhà trường) để báo cáo và chịu trách nhiệm về nội dung in trên chứng chỉ.
Trong trường hợp nhà trường Quân đội không đủ năng lực in phôi chứng chỉ thì báo cáo bằng văn bản đề nghị Cục Nhà trường thuộc Bộ Tổng Tham mưu tổ chức in tập trung để bảo đảm thống nhất mẫu chứng chỉ sử dụng trong Quân đội.
Trường hợp phôi chứng chỉ bị viết sai thì phía nhà trường Quân đội cần tiến hành xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp phôi chứng chỉ bị viết sai thì phía nhà trường Quân đội cần tiến hành xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 63/2022/TT-BQP quy định về quản lý, sử dụng phôi chứng chỉ như sau:
Quản lý, sử dụng phôi chứng chỉ
1. Việc quản lý, sử dụng phôi chứng chỉ phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mật và đăng ký, quản lý theo quy định.
2. Phôi chứng chỉ phải có ký hiệu, số hiệu để quản lý. Ký hiệu là chữ cái in hoa, số hiệu được lập liên tục theo thứ tự số tự nhiên từ nhỏ đến lớn từ khi thực hiện việc in phôi chứng chỉ; đảm bảo phân biệt được ký hiệu đối với các loại phôi văn bằng, chứng chỉ. Mỗi số hiệu chỉ được ghi duy nhất trên một phôi chứng chỉ.
3. Phôi chứng chỉ bị hư hỏng, viết sai, chất lượng không bảo đảm, chưa sử dụng do thay đổi mẫu phôi chứng chỉ thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ phải thành lập hội đồng xử lý. Hội đồng xử lý họp, xem xét và lập biên bản hủy bỏ, ghi rõ số lượng, số hiệu, lý do hủy bỏ, tình trạng phôi chứng chỉ trước khi bị hủy bỏ và cách thức hủy bỏ. Biên bản hủy bỏ phải được lưu trữ vào hồ sơ để theo dõi, quản lý.
4. Chứng chỉ viết sai đã được người có thẩm quyền cấp chứng chỉ ký, đóng dấu nhưng phải hủy bỏ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp phôi chứng chỉ nhà trường Quân đội đang quản lý bị mất, bị hủy hoại phải lập biên bản, tổ chức xử lý trách nhiệm theo quy định pháp luật và báo cáo bằng văn bản về Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị và Cục Nhà trường thuộc Bộ Tổng Tham mưu để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
Theo đó, trong trường hợp phát hiện phôi chứng chỉ bị viết sai thì nhà trường Quân đội phải thành lập hội đồng xử lý.
Hội đồng xử lý họp, xem xét và lập biên bản hủy bỏ, ghi rõ số lượng, số hiệu, lý do hủy bỏ, tình trạng phôi chứng chỉ trước khi bị hủy bỏ và cách thức hủy bỏ.
Lưu ý: Biên bản hủy bỏ phải được lưu trữ vào hồ sơ để theo dõi, quản lý.
Nhà trường Quân đội cần lập sổ gốc cấp chứng chỉ như thế nào để phù hợp với yêu cầu pháp luật?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 63/2022/TT-BQP quy định về việc quản lý cấp chứng chỉ như sau:
Quản lý việc cấp chứng chỉ
1. Nhà trường Quân đội lập sổ gốc cấp chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
2. Số vào sổ gốc cấp chứng chỉ được lập liên tục theo thứ tự số tự nhiên từ nhỏ đến lớn theo từng năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12; đảm bảo phân biệt được số vào sổ gốc của từng loại chứng chỉ và năm cấp chứng chỉ. Mỗi số vào sổ gốc cấp chứng chỉ được ghi duy nhất trên một chứng chỉ.
3. Trường hợp chứng chỉ đã được người có thẩm quyền ký, đóng dấu nhưng bị mất trước khi cấp, nhà trường Quân đội để xảy ra mất chứng chỉ phải lập biên bản, xử lý trách nhiệm và báo cáo bằng văn bản về Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị và Cục Nhà trường thuộc Bộ Tổng Tham mưu để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
Theo quy định trên thì nhà trường Quân đội phải lập sổ gốc cấp chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 63/2022/TT-BQP TẢI VỀ.
Số vào sổ gốc cấp chứng chỉ được lập liên tục theo thứ tự số tự nhiên từ nhỏ đến lớn theo từng năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12.
Phải đảm bảo phân biệt được số vào sổ gốc của từng loại chứng chỉ và năm cấp chứng chỉ.
Mỗi số vào sổ gốc cấp chứng chỉ được ghi duy nhất trên một chứng chỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?