Trường hợp Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đi công tác dưới 03 ngày làm việc thì có bắt buộc báo cáo với Tổng Giám đốc không?
- Phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
- Trường hợp Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đi công tác dưới 03 ngày làm việc thì có bắt buộc báo cáo với Tổng Giám đốc không?
- Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết công việc theo cách thức thế nào?
Phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định về phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
(1) Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được phân công.
(2) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Tổng Giám đốc trong phạm vi được phân công, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
(3) Chủ động giải quyết công việc được phân công hoặc ủy quyền. Nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực công tác của Phó Tổng Giám đốc khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Tổng Giám đốc đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Tổng Giám đốc hoặc giữa các Phó Tổng Giám đốc còn có ý kiến khác nhau, thì báo cáo Tổng Giám đốc quyết định.
(4) Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương, định hướng hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm, dễ gây tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình của Ngành; việc ký kết thỏa thuận quốc tế và những vấn đề quan trọng liên quan đến chỉ đạo toàn Ngành thuộc lĩnh vực phụ trách thì Phó Tổng Giám đốc xin ý kiến của Tổng Giám đốc trước khi quyết định.
(5) Đối với công việc cấp bách, phức tạp phát sinh thuộc lĩnh vực, đơn vị, BHXH tỉnh được phân công phụ trách thì Phó Tổng Giám đốc kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
(6) Khi Tổng Giám đốc vắng mặt và ủy quyền bằng văn bản thì Phó Tổng Giám đốc được ủy quyền thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thay mặt Tổng Giám đốc chỉ đạo giải quyết công việc chung của cơ quan và ký các văn bản theo ủy quyền.
- Chủ trì việc phối hợp hoạt động giữa các Phó Tổng Giám đốc và trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động của cơ quan.
- Giải quyết một số công việc cấp bách của Phó Tổng Giám đốc khác khi Phó Tổng Giám đốc đó vắng mặt.
Trường hợp Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đi công tác dưới 03 ngày làm việc thì có bắt buộc báo cáo với Tổng Giám đốc không?
Theo điểm c khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng Giám đốc
1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Tổng Giám đốc
a) Phó Tổng Giám đốc giúp Tổng Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ do Tổng Giám đốc phân công hoặc ủy quyền. Trong phạm vi, lĩnh vực công tác được giao, Phó Tổng Giám đốc được sử dụng quyền hạn của Tổng Giám đốc, nhân danh Tổng Giám đốc khi giải quyết công việc; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về các nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
b) Khi Tổng Giám đốc điều chỉnh sự phân công nhiệm vụ giữa các Phó Tổng Giám đốc, chậm nhất sau 10 ngày làm việc, các Phó Tổng Giám đốc phải bàn giao nội dung công việc và hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) cho nhau và báo cáo Tổng Giám đốc.
c) Phó Tổng Giám đốc đi công tác dưới 03 ngày làm việc thì ghi thời gian, nội dung vào lịch công tác tuần (thay báo cáo Tổng Giám đốc); đi công tác từ 03 ngày làm việc trở lên thì báo cáo với Tổng Giám đốc; kết thúc đợt công tác, báo cáo kết quả công tác với Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc nghỉ làm việc phải báo cáo Tổng Giám đốc.
...
Như vậy, trường hợp Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đi công tác dưới 03 ngày làm việc thì không bắt buộc báo cáo với Tổng Giám đốc mà thay vào đó là ghi thời gian, nội dung vào lịch công tác tuần.
Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết công việc theo cách thức thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định về cách thức giải quyết công việc của Phó Tổng Giám đốc như sau:
- Phó Tổng Giám đốc xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh.
+ Những vấn đề lớn, phức tạp thì cần có thêm văn bản giải trình nêu rõ những căn cứ, nội dung trình, ý kiến tham gia của các đơn vị.
+ Trước khi trình Tổng Giám đốc, các đơn vị trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách xem xét, cho ý kiến; nếu Phó Tổng Giám đốc chưa đồng ý thì chỉ đạo đơn vị hoàn chỉnh, bổ sung để trình Tổng Giám đốc.
Trong trường hợp cần thiết, Phó Tổng Giám đốc yêu cầu Lãnh đạo đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh hoặc cá nhân được phân công báo cáo trực tiếp về công việc và kết quả giải quyết công việc.
- Phó Tổng Giám đốc chủ trì các cuộc họp, làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia liên quan để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng, cần thiết, cấp bách của Ngành còn vướng mắc.
- Tổng Giám đốc trực tiếp tham dự họp hoặc phân công Phó Tổng Giám đốc dự họp thay các cuộc họp theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
+ Phó Tổng Giám đốc được phân công không dự họp được thì phải báo cáo Tổng Giám đốc để xem xét, quyết định cử Phó Tổng Giám đốc khác hoặc cử Lãnh đạo đơn vị trực thuộc dự họp.
+ Người được cử đi dự họp phải báo cáo Tổng Giám đốc về nội dung cuộc họp.
- Phó Tổng Giám đốc ký thay Tổng Giám đốc các văn bản theo phân công, ủy quyền và phải báo cáo Tổng Giám đốc văn bản đã ký thay (thể hiện tại phần nơi nhận văn bản).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?