Trường hợp phải đóng cảng biển vì không còn đủ điều kiện về cơ sở vật chất để hoạt động nữa thì hồ sơ đề nghị cần những gì?
- Chỉ được công bố đóng cảng biển trong những trường hợp nào? Cơ quan nhà nước nào sẽ có thẩm công bố?
- Để tiến hành khai thác cảng biển thì chủ đầu tư cần đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất như thế nào?
- Trường hợp phải đóng cảng biển vì không còn đủ điều kiện về cơ sở vật chất để hoạt động nữa thì hồ sơ đề nghị cần những gì?
Chỉ được công bố đóng cảng biển trong những trường hợp nào? Cơ quan nhà nước nào sẽ có thẩm công bố?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về cơ quan nhà nước thẩm quyền đóng cảng biển như sau:
Thẩm quyền công bố mở, đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi.
2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở, đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước.
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố đóng cảng biển là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Chủ đầu tư được quyền đề nghị công bố đóng cảng biển trong một số trường hợp được quy định tại Điều 16 Nghị định 58/2017/NĐ-CP như:
(1) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc các lý do đặc biệt khác;
(2) Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi không còn đủ điều kiện hoạt động theo quy định;
(3) Khi có dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phải đóng cảng biển vì không còn đủ điều kiện về cơ sỏ vật chất để hoạt động nữa thì hồ sơ đề nghị cần những gì? (Hình từ Internet)
Để tiến hành khai thác cảng biển thì chủ đầu tư cần đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) thì chủ đầu tư cần đảm bảo một số điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị như sau:
(1) Có đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng biển.
Trong trường hợp cảng biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê kho, bãi, trừ trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi.
(2) Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phải đóng cảng biển vì không còn đủ điều kiện về cơ sở vật chất để hoạt động nữa thì hồ sơ đề nghị cần những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ đề nghị công bố đóng cảng biển như sau:
Công bố đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi
...
2. Thủ tục công bố đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi:
a) Thủ tục công bố đóng cảng biển quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Trường hợp khẩn cấp, Bộ Giao thông vận tải quyết định đóng cảng biển theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đóng cảng biển, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về việc đóng cảng biển và công bố đóng cảng biển theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
b) Thủ tục công bố đóng cảng biển quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này: Người đề nghị nộp trực tiếp đến Bộ Giao thông vận tải văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đề nghị công bố đóng cảng biển.
Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận văn bản, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về việc đóng cảng biển và công bố đóng cảng biển theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho người đề nghị đóng cảng biển thông qua hệ thống bưu chính hoặc người đề nghị đóng cảng biển đến nhận trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Theo quy định trên thì trường hợp cảng biển không còn đủ điều kiện để hoạt động nữa thì chủ đầu tư cần lập vận tải văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2017/NĐ-CP và gửi trực tiếp đến Bộ Giao thông vận tải. Tải về
Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận văn bản, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về việc đóng cảng biển và công bố đóng cảng biển theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2017/NĐ-CP. Tải về
Chủ đầu tư đề nghị đóng cảng biển sẽ được nhận quyết định đóng cảng biển thông qua hệ thống bưu chính hoặc người đề nghị đóng cảng biển đến nhận trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải,
Trường hợp Bộ Giao thông vận tải không đồng ý việc đóng cảng biển thì sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?