Trường hợp nhiều thửa đất nông nghiệp không nằm liền kề nhau không thể hợp thửa thì có thể đề nghị cấp chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
- Để hợp nhiều thửa đất nông nghiệp thành một thửa đất cần phải đáp ứng điều kiện nào?
- Sau khi hợp thửa các thửa đất nông nghiệp người sử dụng đất có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới hay không?
- Trường hợp nhiều thửa đất nông nghiệp không nằm liền kề nhau không thể hợp thửa thì có thể đề nghị cấp chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Để hợp nhiều thửa đất nông nghiệp thành một thửa đất cần phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 15/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy định về điều kiện hợp thửa đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau:
Điều kiện thửa đất được phép tách thửa, hợp thửa
1. Điều kiện chung
a) Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
b) Việc tách thửa được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Điều kiện thực hiện tách thửa đối với hộ gia đình, cá nhân
a) Việc chia tách thửa đất ở để hình thành thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013.
b) Diện tích của các thửa đất sau khi tách thửa phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 của Quyết định này.
c) Đối với thửa đất trong đô thị: thực hiện tách thửa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt thì áp dụng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị hoặc quy chế quản lý kiến trúc được duyệt.
d) Đối với thửa đất ngoài đô thị: thực hiện tách thửa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt thì áp dụng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy chế quản lý kiến trúc (nếu có) được duyệt.
đ) Thửa đất thuộc khu vực quy hoạch đất ở, đất thương mại dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sau khi tách thửa phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý, kích thước của cạnh tiếp giáp phải đảm bảo kích thước tối thiểu như quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quyết định này.
...
4. Điều kiện hợp thửa đất
Việc hợp thửa phải cùng nhóm đất. Trường hợp tách một phần diện tích của một hay nhiều thửa đất để hình thành một hay nhiều thửa đất mới thì các thửa đất mới phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 của Quyết định này. Việc giải quyết tách thửa, hợp thửa trong trường hợp này được thực hiện đồng thời và cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất mới.
Theo đó; để có thể hợp nhiều thửa đất nông nghiệp lại thành một thửa chung thì các thửa đất phải có diện tích bằng hoặc lơn hơn diện tích tối thiểu đối với trường hợp tách thửa như sau:
- Đối với thửa đất trong đô thị: thực hiện tách thửa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt thì áp dụng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị hoặc quy chế quản lý kiến trúc được duyệt.
- Đối với thửa đất ngoài đô thị: thực hiện tách thửa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt thì áp dụng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy chế quản lý kiến trúc (nếu có) được duyệt.
Trường hợp nhiều thửa đất nông nghiệp không nằm liền kề nhau không thể hợp thửa thì có thể để nghị cấp chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? (Hình từ Internet)
Sau khi hợp thửa các thửa đất nông nghiệp người sử dụng đất có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới hay không?
Căn cứ Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
...
Như vậy, trường hợp người sử dụng đất hợp các thửa đất nông nghiệp với nhau thành một thửa đất duy nhất thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất đối với thửa đất mới đó.
Trường hợp nhiều thửa đất nông nghiệp không nằm liền kề nhau không thể hợp thửa thì có thể đề nghị cấp chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Căn cứ Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
...
Như vậy, người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
Theo đó, pháp luật không quy định các thửa đất phải liền kề nhau nên trong trường hợp các thửa đất nông nghiệp không nằm liền kề mà người sử dụng đất có yêu cầu vẫn được cấp chung 1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?