Trường hợp nào vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý ngay? Vụ việc trợ giúp pháp lý được theo dõi và thực hiện chế độ báo cáo thế nào?
Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:
Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý (bao gồm trường hợp thụ lý ngay quy định tại Điều 6 Thông tư này), tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh) vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BTP.
Thời điểm thụ lý được tính từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được ghi vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.
Trường hợp nào vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý ngay? Vụ việc trợ giúp pháp lý được theo dõi và thực hiện chế độ báo cáo thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý ngay?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 12/2018/TT-BTP thì vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý ngay trong trường hợp sau:
- Thời hiệu khởi kiện của vụ việc còn dưới 05 ngày làm việc;
- Ngày xét xử theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc;
- Các trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành và các trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 mà cơ quan tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm;
- Các trường hợp để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý do người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý quyết định.
Tuy nhiên phải tuân theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:
Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý
...
4. Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện, sắp đến ngày xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.
Thực hiện bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý với thời hạn được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 12/2018/TT-BTP quy định về thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp người được trợ giúp pháp lý cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường hợp bất khả kháng thì thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu là 10 ngày làm việc, kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý;
- Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện. Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.
Vụ việc trợ giúp pháp lý được theo dõi và thực hiện chế độ báo cáo thế nào?
Việc theo dõi và thực hiện chế độ báo cáo với vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2018/TT-BTP như sau:
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo dõi, tổng hợp số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý trong Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý. Mỗi Chi nhánh có Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý để theo dõi, tổng hợp số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý do Chi nhánh thực hiện và báo cáo về Trung tâm. Việc kết sổ được thực hiện định kỳ theo tháng, 6 tháng, năm.
- Trung tâm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; báo cáo đột xuất, chuyên đề theo yêu cầu của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp.
Báo cáo 6 tháng, một năm được thực hiện theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BTP, có chữ ký, đóng dấu của đơn vị được gửi về Cục Trợ giúp pháp lý theo thời hạn quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về hoạt động thống kê của ngành Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?