Trường hợp nào quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường?
Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí của người lao động được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí của người lao động như sau:
Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí
1. Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.
3. Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.
Như vậy, người lao động sẽ chính thức nghỉ hưu khi hoàn thành công việc vào ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu và bắt đầu hưởng chế độ hưu trí bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng liền kề tháng nghỉ hưu.
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện làm việc bình thường được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định tuổi nghỉ hưu trong điều kiện làm việc bình thường như sau:
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Như vậy, tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ và mỗi năm sẽ tăng lên 4 tháng đối với lao động nữ và 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi đối với người lao động là nam giới và 60 tuổi với nữ giới.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường (Hình từ Internet)
Trường hợp nào quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
Như vậy, nếu người lao động thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ được nghỉ hưu sớm hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thông thường.
Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của người lao động thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 50 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ (tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2021); sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam.
Theo thông tin chị cung cấp, bố của chị làm việc tại một nhà máy sản xuất phân bón với điều kiện làm việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tại Mục III Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.
Do đó, bố chị sẽ được nghỉ hưu sớm so với tuổi nghỉ hưu thông thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?