Trường hợp nào khi chuyển đổi Phòng công chứng thì không cần phải xây dựng Kế hoạch chuyển đổi?
Trường hợp nào khi chuyển đổi Phòng công chứng thì không cần phải xây dựng Kế hoạch chuyển đổi?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về kế hoạch chuyển đổi Phòng công chứng như sau:
Kế hoạch chuyển đổi Phòng công chứng
1. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có từ 05 Phòng công chứng trở lên thì Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng. Trong trường hợp cần thiết thì lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp trước khi quyết định.
2. Kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết chuyển đổi các Phòng công chứng;
b) Số lượng các Phòng công chứng thuộc trường hợp chuyển đổi theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
c) Lộ trình chuyển đổi các Phòng công chứng;
d) Trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch.
3. Căn cứ vào Kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Đề án chuyển đổi đối với từng Phòng công chứng theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dưới 05 Phòng công chứng thì không cần thiết phải xây dựng Kế hoạch chuyển đổi mà xây dựng ngay Đề án chuyển đổi từng Phòng công chứng theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Theo quy định trên, đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dưới 05 Phòng công chứng thì không cần thiết phải xây dựng Kế hoạch chuyển đổi mà xây dựng ngay Đề án chuyển đổi từng Phòng công chứng theo quy định.
Trường hợp nào khi chuyển đổi Phòng công chứng thì không cần phải xây dựng Kế hoạch chuyển đổi? (Hình từ Internet)
Đề án chuyển đổi Phòng công chứng gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì Đề án chuyển đổi Phòng công chứng gồm những nội dung sau:
+ Sự cần thiết chuyển đổi Phòng công chứng.
+ Kết quả khảo sát, đánh giá về tổ chức, hoạt động trong 03 năm gần nhất của Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi.
+ Giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng.
Giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng được xác định trên cơ sở đánh giá về tổ chức và hoạt động, uy tín của Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi, số lượng hợp đồng, giao dịch đã công chứng của Phòng công chứng trong 03 năm gần nhất. Giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng không bao gồm giá trị trụ sở, trang thiết bị và tài sản khác thuộc sở hữu của Nhà nước mà Phòng công chứng đó đang quản lý, sử dụng.
+ Phương thức chuyển đổi Phòng công chứng theo quy định.
+ Dự kiến phương án giải quyết chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức, người lao động; phương án xử lý tài sản và các vấn đề khác của Phòng công chứng sau khi chuyển đổi.
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án của Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Ai có quyền quyết định chuyển đổi Phòng công chứng?
Theo Điều 10 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về quyết định chuyển đổi Phòng công chứng như sau:
Quyết định chuyển đổi Phòng công chứng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng theo đề nghị của Sở Tư pháp.
2. Văn phòng công chứng thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Công chứng. Phòng công chứng được chuyển đổi tiếp tục hoạt động cho đến ngày Văn phòng công chứng được cấp giấy đăng ký hoạt động.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải ký hợp đồng lao động với công chứng viên, viên chức, người lao động của Phòng công chứng được chuyển đổi.
Hợp đồng lao động giữa Văn phòng công chứng với công chứng viên hoặc viên chức của Phòng công chứng được chuyển đổi là hợp đồng không xác định thời hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Hợp đồng lao động giữa Văn phòng công chứng với người lao động của Phòng công chứng được chuyển đổi là loại hợp đồng mà người lao động đã giao kết trước đó với Phòng công chứng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, cơ quan có quyền quyết định chuyển đổi Phòng công chứng là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của Sở Tư pháp.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải ký hợp đồng lao động với công chứng viên, viên chức, người lao động của Phòng công chứng được chuyển đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?