Trường hợp nào hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết lại? Khi nào quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật?
- Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh khi nào?
- Trường hợp nào hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết lại?
- Khi nào quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật?
- Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì cá nhân có quyền khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại xử lý vụ việc cạnh tranh không?
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh khi nào?
Căn cứ Điều 98 Luật Cạnh tranh 2018 quy định thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh như sau:
Thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thụ lý giải quyết, thông báo bằng văn bản cho bên khiếu nại và các bên liên quan đến nội dung đơn khiếu nại; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối chiếu quy định trên, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thụ lý giải quyết, thông báo bằng văn bản cho bên khiếu nại và các bên liên quan đến nội dung đơn khiếu nại.
Nếu không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Hình từ Internet)
Trường hợp nào hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết lại?
Căn cứ Điều 101 Luật Cạnh tranh 2018 quy định quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh như sau:
Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết lại trong các trường hợp sau đây:
a) Thành phần Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không đúng quy định của Luật này;
b) Có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng cạnh tranh;
c) Có tình tiết mới dẫn đến khả năng thay đổi cơ bản quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh không thể biết được.
4. Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị hủy theo quy định tại khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia giao lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vi phạm trong trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này không được tiếp tục tham gia điều tra, xử lý vụ việc này.
Theo đó, hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết lại trong các trường hợp sau:
- Thành phần Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không đúng quy định của Luật này;
- Có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng cạnh tranh;
- Có tình tiết mới dẫn đến khả năng thay đổi cơ bản quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh không thể biết được.
Khi nào quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 102 Luật Cạnh tranh 2018 quy định hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại như sau:
Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại
1. Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được gửi đến tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành.
Như vậy, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì cá nhân có quyền khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại xử lý vụ việc cạnh tranh không?
Căn cứ khoản 1 Điều 103 Luật Cạnh tranh 2018 quy định khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại như sau:
Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại
1. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Tòa án trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
Theo đó, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, cá nhân có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?