Trường hợp nào được kiểm tra đột xuất về phòng cháy và chữa cháy? Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cần đáp ứng những điều kiện gì?

Tôi muốn hỏi trường hợp nào được kiểm tra đột xuất về phòng cháy và chữa cháy? Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cần đáp ứng những điều kiện gì? Có bao nhiêu loại văn bằng chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy?- Câu hỏi của anh Nghĩa (Quảng Bình).

Trường hợp nào được kiểm tra đột xuất về phòng cháy và chữa cháy?

co-so-kinh-doanh-dich-vu-phong-chay-chua-chay

Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Theo Điều 9 Thông tư 141/2020/TT-BCA quy định như sau:

Kiểm tra đột xuất về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Việc kiểm tra đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
b) Vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
c) Phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý;
d) Khi có dấu hiệu vi phạm điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 41 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP hoặc lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý.
2. Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện thành lập đoàn kiểm tra hoặc phân công cán bộ kiểm tra thực hiện việc kiểm tra đột xuất đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
3. Việc kiểm tra và xử lý kết quả sau kiểm tra được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

Theo đó, việc kiểm tra đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:
a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);
b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản;
c) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:
Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền;
Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền.

– Vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
3. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
đ) Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

– Phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý;

– Khi có dấu hiệu vi phạm điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cần đáp ứng những điều kiện gì?

Theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cần đáp ứng những điều kiện như sau:

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, gồm:

+ Doanh nghiệp;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh.

– Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và là người có tên tại một trong các văn bản sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp;

+ Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;

+ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

+ Văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp.

Trường hợp người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh là người nước ngoài, đã có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự.

– Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy:

+ Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;

+ Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy: Có phòng thí nghiệm và thiết bị kiểm định được cơ quan có thẩm quyền công nhận chất lượng;

+ Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

+ Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;

+ Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

Tải về mẫu giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy mới nhất 2023: Tại Đây

Có bao nhiêu loại văn bằng chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy?

Theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Văn bằng, chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy và điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy
1. Văn bằng về phòng cháy và chữa cháy:
a) Bằng tiến sĩ ngành phòng cháy và chữa cháy;
b) Bằng thạc sĩ và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;
c) Bằng cử nhân và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;
d) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành phòng cháy và chữa cháy.

Theo đó, văn bằng về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

– Bằng tiến sĩ ngành phòng cháy và chữa cháy;

– Bằng thạc sĩ và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;

– Bằng cử nhân và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;

– Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành phòng cháy và chữa cháy;

– Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành phòng cháy và chữa cháy.

Phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yêu cầu phòng cháy với hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng theo tiêu chuẩn hiện hành ra sao?
Pháp luật
Tự nguyện tham gia cứu người khi có sự cố cháy nổ xảy ra thì có được Nhà nước khen thưởng hay không?
Pháp luật
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy có thực hiện cứu hộ cứu nạn khi có sự cố tai nạn sạt lở đất không?
Pháp luật
Khi phụ trách công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu PC13 Quyết định tạm đình chỉ hoạt động mới nhất 2024 đối với cơ sở không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy thế nào?
Pháp luật
Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
Pháp luật
Thủ tục kiểm tra phòng cháy và chữa cháy tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP ra sao?
Pháp luật
Người vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy dẫn đến hậu quả làm chết 3 người sẽ bị truy cứu bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Người phát hiện cháy không báo cháy với chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy có vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy và chữa cháy
2,578 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy và chữa cháy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào