Trường hợp nào công chức cấp xã không cần phải có bằng đại học? Cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì để trở thành công chức cấp xã?

Trường hợp nào công chức cấp xã không cần phải có bằng đại học? Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh công chức cấp xã được quy định ra sao? Để trở thành công chức cấp xã thì cá nhân cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chung nào? Câu hỏi của chị Cúc từ TP.HCM

Để trở thành công chức cấp xã thì cá nhân cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chung nào?

Để trở thành công chức cấp xã thì cá nhân cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/08/2023) như sau:

Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã
1. Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
2. Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.

Trước đây, theo Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/08/2023) quy định như sau:

Tiêu chuẩn chung

1. Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:

a) Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

b) Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

c) Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

d) Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.

2. Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: ngoài những tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

Trường hợp nào công chức cấp xã không cần phải có bằng đại học? Cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì để trở thành công chức cấp xã?

Trường hợp nào công chức cấp xã không cần phải có bằng đại học? Cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì để trở thành công chức cấp xã? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh công chức cấp xã được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV (sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BNV) quy định về tiêu chuẩn cụ thể đổi với chức danh công chức cấp xã như sau:

Tiêu chuẩn cụ thể
1. Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
d) Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.

Từ quy định trên, thì đối với chức danh công chức cấp xã, cá nhân cần đạt được một số tiêu chuẩn cụ thể như:

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin.

Trường hợp nào công chức cấp xã không cần phải có bằng đại học?

Đối với từng chức danh công chức cấp xã khác nhau thì yêu cầu về trình độ chuyên môn (bằng đại học) sẽ khác nhau, một số trường hợp chỉ yêu cầu bằng trung cấp.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã.

Ví dụ, đối với chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã quy định tại Điều 72 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

Công chức làm công tác hộ tịch
1. Công chức làm công tác hộ tịch bao gồm công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã; công chức làm công tác hộ tịch ở Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
...

Theo đó, đối với chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã thì yêu cầu về chuyên môn chỉ từ bằng trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch; không yêu cầu phải có bằng đại học.

Công chức cấp xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hiện nay có 6 chức danh công chức cấp xã nào? Phân biệt chức danh và chức vụ của công chức cấp xã ra sao?
Pháp luật
Tuổi nghỉ hưu của nữ công chức cấp xã là bao nhiêu? Thời điểm hưởng lương hưu của nữ công chức cấp xã là khi nào?
Pháp luật
Xét tuyển công chức cấp xã gồm mấy vòng? Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức cấp xã mới nhất được quy định ra sao?
Pháp luật
Để đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thì cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì? Cá nhân trúng tuyển cần hoàn thiện hồ sơ tại cơ quan nào?
Pháp luật
Người được tuyển dụng vào công chức cấp xã có phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác không?
Pháp luật
Nội dung tập sự đối với công chức cấp xã bao gồm những nội dung gì? Công chức cấp xã bao gồm những chức danh nào?
Pháp luật
Thời gian tập sự đối với công chức cấp xã là bao lâu? Quy định về công nhận đối với người hoàn thành chế độ tập sự như thế nào?
Pháp luật
Công chức cấp xã có năm bị kỷ luật thì phụ cấp thâm niên vượt khung được tính như thế nào? Số lượng công chức cấp xã loại 1 tối đa bao nhiêu người?
Pháp luật
Đã đóng BHXH được gần 20 năm thì công chức cấp xã xin thôi việc có được rút BHXH 1 lần hay không?
Pháp luật
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức kế toán xã năm 2023 là gì? Nhiệm vụ của công chức kế toán xã là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức cấp xã
1,369 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức cấp xã
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào