Trường hợp nào cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế được tăng chỉ tiêu biên chế?
- Cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế nhằm mục đích gì?
- Cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế như thế nào?
- Trường hợp nào cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế được tăng chỉ tiêu biên chế?
Cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế nhằm mục đích gì?
Cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Mục tiêu thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
1. Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
3. Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
4. Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế đối với các cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng nhằm mục đích sau:
– Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
– Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
– Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
– Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế như thế nào?
Theo Điều 4 Nghị định 130/2005/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP) quy định như sau:
Về biên chế
Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế như sau:
1. Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí việc làm để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.
2. Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan.
3. Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao.
4. Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao.
Theo đó, cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng căn cứ số biên chế được giao thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế như sau:
– Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí việc làm để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.
– Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan.
– Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao.
– Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao.
Trường hợp nào cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế được tăng chỉ tiêu biên chế?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 130/2005/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP) quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
1. Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định này.
3. Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì không tăng biên chế được giao, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 130/2005/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP), cụ thể :
Điều chỉnh biên chế và mức kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ.
1. Chỉ tiêu biên chế được xem xét điều chỉnh theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và các quy định có liên quan.
…
Theo đó, căn cứ quy định trên thì những trường hợp sau đây được xem xét tăng chỉ tiêu biên chế đối với các cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 60/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định 21/2010/NĐ-CP và Nghị định 36/2013/NĐ-CP), cụ thể:
– Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 60/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
…
2. Căn cứ xác định biên chế công chức
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
– Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?