Trường hợp muốn xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay thì cần thực hiện như thế nào? Việc xóa đăng ký được giải quyết trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Quyền chiếm hữu tàu bay được thực hiện thông qua các hình thức nào?
Căn cứ Điều 28 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về các quyền đối với tàu bay như sau:
Các quyền đối với tàu bay
1. Các quyền đối với tàu bay bao gồm:
a) Quyền sở hữu tàu bay;
b) Quyền chiếm hữu tàu bay bằng việc thuê mua, thuê có thời hạn từ sáu tháng trở lên;
c) Thế chấp, cầm cố tàu bay;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Các quyền đối với tàu bay quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm quyền đối với thân, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị vô tuyến điện của tàu bay và các trang bị, thiết bị khác được sử dụng trên tàu bay đó không phụ thuộc vào việc đã lắp đặt trên tàu bay hoặc tạm thời tháo khỏi tàu bay.
Theo quy định trên thì quyền chiểm hữu tàu bay được thực hiện bằng việc thuê mua, thuê có thời hạn tàu bay từ sáu tháng trở lên.
Quyền chiếm hữu tàu bay bao gồm quyền đối với thân, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị vô tuyến điện của tàu bay và các trang bị, thiết bị khác được sử dụng trên tàu bay đó không phụ thuộc vào việc đã lắp đặt trên tàu bay hoặc tạm thời tháo khỏi tàu bay.
Trường hợp muốn xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay thì cần thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 68/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b Khoản 17 Điều 1 Nghị định 64/2022/NĐ-CP, khoản 3 Điều 1 Nghị định 64/2022/NĐ-CP) quy định về việc xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay như sau:
Thủ tục xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay
1. Người thuê tàu bay đã đăng ký đề nghị xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các thông tin ghi trong hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay Việt Nam bao gồm:
a) Tờ khai theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp từ bản chính hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị xóa đăng ký trong trường hợp người đề nghị là tổ chức, cá nhân Việt Nam;
Trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị xóa đăng ký do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp thì các giấy tờ, tài liệu này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
...
Như vậy, trường hợp người thuê tàu bay muốn xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay thì trước tiên cần chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị gồm các giấy tờ như sau:
- Tờ khai theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68/2015/NĐ-CP tải về;
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp từ bản chính hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị xóa đăng ký trong trường hợp người đề nghị là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Nếu giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị xóa đăng ký do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp thì các giấy tờ, tài liệu này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp các giấy tờ, tài liệu chứng minh do cơ quan nước ngoài cấp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại thì không cần thực hiện hợp pháp hóa.
Sau khi hoàn tất hồ sơ đề nghị xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay thì người thuê cần gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam để xem xét, giải quyết.
Trường hợp muốn xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay thì cần thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay được Cục hàng không Việt Nam giải quyết trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Nghị định 68/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 64/2022/NĐ-CP) quy định về việc giải quyết hồ sơ đề nghị xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay như sau:
Thủ tục xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay
...
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; thu hồi Giấy chứng nhận quyền chiếm hữu tàu bay đã cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận quyền chiếm hữu tàu bay bị mất. Trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị đăng ký hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay đầy đủ và hợp lệ thì Cục hàng không sẽ xem xét trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Trường hợp đồng ý việc xóa đăng ký thì Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68/2015/NĐ-CP tải về.
Trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?