Trường hợp kỳ họp Quốc hội tổ chức trực tuyến nhưng đại biểu Quốc hội được cử đi công tác thì có thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu nào?
Kỳ họp Quốc hội cuối năm có được tổ chức trực tuyến không?
Hình thức tiến hành kỳ họp, phiên họp của kỳ họp Quốc hội được quy định tại Điều 14 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Hình thức tiến hành kỳ họp, phiên họp của kỳ họp Quốc hội
1. Quốc hội tiến hành kỳ họp theo hình thức họp trực tiếp.
Căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức kỳ họp Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.
2. Các phiên họp kín, phiên biểu quyết bằng bỏ phiếu kín phải được tiến hành theo hình thức họp trực tiếp.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn về hình thức họp trực tuyến, kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.
Về nguyên tắc Quốc hội tiến hành kỳ họp theo hình thức họp trực tiếp. Căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức kỳ họp Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.
Như vậy, kỳ họp Quốc hội cuối năm có thể được tổ chức trực tuyến.
Trường hợp kỳ họp Quốc hội tổ chức trực tuyến nhưng đại biểu Quốc hội được cử đi công tác thì có thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu nào?
Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại các điểm cầu họp trực tuyến được quy định tại Điều 7 Nghị quyết 31/2023-UBTVQH15 có quy định đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại các điểm cầu họp trực tuyến như sau:
Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại các điểm cầu họp trực tuyến
1. Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đại biểu Quốc hội làm việc thường xuyên tại Hà Nội tham dự kỳ họp tại điểm cầu chính tại Hà Nội, trừ trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyết định khác.
3. Trong thời gian tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến, đại biểu Quốc hội được cử đi công tác không thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có thể họp tại điểm cầu nơi mình công tác hoặc nơi gần nhất với nơi mình công tác. Chậm nhất là 02 ngày trước ngày dự kiến thay đổi điểm cầu dự họp, đại biểu Quốc hội đăng ký việc thay đổi điểm cầu dự họp với Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định, đồng thời báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình sinh hoạt và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi có điểm cầu dự kiến tham dự.
Như vậy, trường hợp kỳ họp Quốc hội được tổ chức trực tuyến nhưng đại biểu Quốc hội được cử đi công tác không thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có thể họp tại điểm cầu nơi mình công tác hoặc nơi gần nhất với nơi mình công tác.
Lưu ý: Chậm nhất là 02 ngày trước ngày dự kiến thay đổi điểm cầu dự họp, đại biểu Quốc hội đăng ký việc thay đổi điểm cầu dự họp với Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định, đồng thời báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình sinh hoạt và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi có điểm cầu dự kiến tham dự.
Trường hợp kỳ họp Quốc hội tổ chức trực tuyến nhưng đại biểu Quốc hội được cử đi công tác thì có thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu nào? (Hình từ Internet)
Thông tin về kỳ họp Quốc hội được quy định thế nào?
Thông tin về kỳ họp Quốc hội được quy định tại Điều 9 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Thông tin về kỳ họp Quốc hội
1. Tổng Thư ký Quốc hội có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương trình, nội dung của kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức họp báo về kỳ họp Quốc hội trước phiên khai mạc và sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội. Trường hợp cần thiết, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thức về sự kiện diễn ra tại kỳ họp Quốc hội.
3. Tổng Thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua, trừ trường hợp luật quy định khác.
4. Phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, Lễ tuyên thệ được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Các phiên họp khác của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
5. Tổng Thư ký Quốc hội quyết định tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
6. Văn kiện chủ yếu của mỗi kỳ họp Quốc hội được đăng trong kỷ yếu của kỳ họp Quốc hội do Văn phòng Quốc hội ấn hành và phát hành dưới dạng điện tử.
7. Đại diện cơ quan báo chí, thông tấn được tạo điều kiện thuận lợi tại khu vực dành riêng để tham dự, đưa tin về các phiên họp công khai tại kỳ họp Quốc hội và bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí. Tổng Thư ký Quốc hội quy định cụ thể về hoạt động của đại diện cơ quan báo chí, thông tấn tại khu vực diễn ra kỳ họp Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?