Trường hợp hát bài hát chưa xin phép bản quyền bài hát trong sự kiện âm nhạc thì bị xử lý như thế nào?
Hát bài hát chưa xin phép bản quyền bài hát trong sự kiện âm nhạc thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng như sau:
Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Theo đó, hành vi hát bài hát chưa xin phép bản quyền bài hát trong sự kiện âm nhạc là hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng, mà cụ thể là phạt tiền từ 05 - 15 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà mà mức phạt tiền sẽ được áp dụng theo quy định trên.
Ngoài ra, đối với bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm còn bị buộc dỡ bỏ.
Trường hợp hát bài hát chưa xin phép bản quyền bài hát trong sự kiện âm nhạc thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Cần liệt kê các bài hát sẽ biểu diễn để tránh vi phạm bản quyền bài hát trong hồ sơ xin giấy phép biểu diễn không?
Để không vi phạm về quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng cần kiểm duyệt kỹ các bài hát trước khi được biểu diễn trước khán giả.
Ngoài ra, để tránh bài hát vi phạm bản quyền bài hát hay không thì hồ sơ xin giấy phép tổ chức biểu diễn cũng bắt buộc liệt kê các bài hát sẽ biểu diễn, cụ thể:
Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện, thủ tục tổ chức buổi biểu diễn nghệ thuật như sau:
Điều kiện, thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này
1. Điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật:
a) Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
b) Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
c) Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều này:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
3. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục:
a) Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả, người chịu trách nhiệm chính về nội dung chương trình (đối với tác phẩm nước ngoài phải kèm bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch).
Theo đó, một trong thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục đó là Kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả, người chịu trách nhiệm chính về nội dung chương trình.
Như vậy, khi xin giấy phép tổ chức biểu diễn bắt buộc phải liệt kê tất cả các bài hát được biểu diễn trong buổi đó.
Xem và tải Mẫu Văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật Tải về
Xem và tải Mẫu Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật Tải về
Quy định về thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo quy định hiện nay như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 144/2020//NĐ-CP quy định:
- Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này thông báo tới cơ quan nhà nước quy định tại khoản 3 Điều này trước khi tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
- Cơ sở kinh doanh thực hiện hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này thông báo tới cơ quan nhà nước quy định tại điểm b khoản 3 Điều này trước khi tổ chức.
- Cơ quan tiếp nhận thông báo:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ban, ngành trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân khác.
- Trình tự tiếp nhận thông báo:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi thông báo bằng văn bản (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận thông báo ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài có bị xử lý vi phạm hành chính hay không?
- Người lao động làm việc trực tiếp sản xuất thực phẩm thì khi khám sức khỏe định kỳ có được khám xét nghiệm viêm gan A hay không?
- Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam là gì? Thủ tục xử lý Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam nộp qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp?
- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có được điều chỉnh khi có sự sự biến động về điều kiện tự nhiên không?
- Doanh nghiệp viễn thông phải được khách hàng cho phép thì mới được tiết lộ thông tin của khách hàng?