Trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa bảo đảm an toàn như thế nào? Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông gồm những gì?
Trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa bảo đảm an toàn như thế nào?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định bảo đảm an toàn trong các trường hợp hạn chế giao thông cụ thể:
- Các trường hợp hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa, gồm:
a) Có vật chướng ngại trên luồng gây cản trở giao thông;
b) Thi công công trình trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải mà xuất hiện tình huống gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông;
c) Công trình trên đường thủy nội địa làm hạn chế chuẩn tắc luồng đã được công bố;
d) Hoạt động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;
đ) Hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh;
e) Hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, thực tập đào tạo nghề, họp chợ, làng nghề.
- Thẩm quyền công bố hạn chế giao thông
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam công bố hạn chế giao thông đối với trường hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia;
b) Chi cục đường thủy nội địa khu vực công bố hạn chế giao thông đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Sở Giao thông vận tải công bố hạn chế giao thông đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ vùng nước quy định tại các điểm a, b khoản này;
d) Cảng vụ công bố hạn chế giao thông trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý.
- Thủ tục công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa
a) Trước khi thi công công trình hoặc tổ chức các hoạt động trên đường thủy nội địa, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình, tổ chức hoạt động gửi văn bản đề nghị công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa (ghi rõ vị trí, thời gian hạn chế thi công) và phương án đảm bảo đảm an toàn giao thông được phê duyệt đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này có văn bản công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa gửi cho chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân;
c) Trường hợp có vật chướng ngại đột xuất; hoạt động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên đường thủy nội địa làm hạn chế chuẩn tắc luồng đã được công bố, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này căn cứ yêu cầu thực tế xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông và công bố hạn chế giao thông đường thuỷ nội địa.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
Hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa bảo đảm an toàn
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa cụ thể như sau:
- Nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông.
a) Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động;
b) Thời gian thi công, xây dựng, tổ chức hoạt động;
c) Phương án thi công, tổ chức hoạt động;
d) Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
đ) Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn giao thông.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông gồm những gì?
Theo khoản 5 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông như sau:
a) Đơn đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông theo Mẫu số 26 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án thi công, thời gian, tiến độ thi công công trình, tổ chức hoạt động;
c) Phương án bảo đảm an toàn giao thông;
d) Bản sao bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình, phạm vi khu vực tổ chức thi công công trình, tổ chức hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?