Trường hợp đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo là người lao động mất việc làm vừa là người khuyết tật thì hỗ trợ chi phí đào tạo như thế nào?
- Để được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo thì người lao động bị mất việc làm cần đáp ứng được những điều kiện nào?
- Trường hợp đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo là người lao động mất việc làm vừa là người khuyết tật thì được hỗ trợ chi phí đào tạo như thế nào?
- Hiện nay có các hình thức hỗ trợ đào tạo nào theo quy định của pháp luật?
Để được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo thì người lao động bị mất việc làm cần đáp ứng được những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định về điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo đối với người lao động bị mất việc làm như sau:
Điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo
...
4. Đối với người khuyết tật: Có giấy xác nhận khuyết tật hoặc thẻ xác nhận là người khuyết tật hoặc sổ lĩnh trợ cấp hàng tháng.
5. Đối với lao động bị mất việc làm
a) Trường hợp làm việc theo hợp đồng có một trong các giấy tờ sau: Quyết định thôi việc, buộc thôi việc; quyết định sa thải; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp làm việc không theo hợp đồng: Giấy xác nhận của người sử dụng lao động;
c) Trường hợp tự tạo việc làm: Giấy đăng ký kinh doanh còn hiệu lực hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (trong trường hợp không có giấy đăng ký kinh doanh).
6. Đối với người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm thì ngoài các giấy tờ nêu tại Khoản 5 Điều này cần bổ sung thêm chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo trước đó.
...
Theo đó, người lao động bị mất việc làm để được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo thì cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Trường hợp làm việc theo hợp đồng có một trong các giấy tờ sau: Quyết định thôi việc, buộc thôi việc; quyết định sa thải; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Trường hợp làm việc không theo hợp đồng: Giấy xác nhận của người sử dụng lao động;
- Trường hợp tự tạo việc làm: Giấy đăng ký kinh doanh còn hiệu lực hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (trong trường hợp không có giấy đăng ký kinh doanh).
Trường hợp đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo là người lao động mất việc làm vừa là người khuyết tật thì được hỗ trợ chi phí đào tạo như thế nào?
Trường hợp đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo là người lao động mất việc làm vừa là người khuyết tật thì hỗ trợ chi phí đào tạo như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BTC quy định về nội dung và mức hỗ trợ như sau:
Nội dung và mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ chi phí đào tạo
a) Người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn Luật: tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học;
b) Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học;
c) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học;
d) Người thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học;
đ) Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác không thuộc các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này: tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học;
e) Trường hợp người học đồng thời thuộc các đối tượng nêu tại các Điểm a, b, c, d, đ Khoản này thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất;
g) Ngoài đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tùy theo điều kiện, khả năng của ngân sách địa phương bố trí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ thêm cho các đối tượng khác (bao gồm cả đối tượng thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của địa phương) có nhu cầu học nghề.
...
Nếu người lao động đồng thời thuộc nhiều đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo thì sẽ được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất.
Trong trường hợp vừa là người lao động bị mất việc vừa là người khuyết tật thì sẽ được hưởng mức hỗ trợ chi phi đào tạo cao nhát là 06 triệu đồng/người/khóa học (dành cho người khuyết tật).
Hiện nay có các hình thức hỗ trợ đào tạo nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 152/2016/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BTC) quy định về các hình thức hỗ trợ đào tạo như sau:
Các hình thức hỗ trợ đào tạo
1. Việc hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
2. Riêng đối với trường hợp người học là người khuyết tật, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có Đề án tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật (đào tạo nghề nghiệp theo hình thức truyền nghề, vừa làm vừa học) và thanh quyết toán theo số người khuyết tật thực tế học và mức chi phí đào tạo do cấp có thẩm quyền quy định
...
Theo quy đinh trên thì cơ quan nhà nước sẽ thực hiện việc hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tao.
Riêng đối với trường hợp người học là người khuyết tật, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có Đề án tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật (đào tạo nghề nghiệp theo hình thức truyền nghề, vừa làm vừa học) và thanh quyết toán theo số người khuyết tật thực tế học và mức chi phí đào tạo do cấp có thẩm quyền quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?