Trường hợp có người không đồng ý với kết luận giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa thì giải quyết như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định y khoa?
- Trường hợp có người không đồng ý với kết luận giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa thì giải quyết ra sao?
- Trường hợp hồ sơ giám định y khoa vượt quá khả năng chuyên môn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh thì xử lý thế nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định y khoa?
Theo khoản 1, 2 Điều 19 Thông tư 52/2016/TT-BYT thì căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời hạn quy định của pháp luật.
Trường hợp không khám giám định, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK phải có văn bản trả lời cơ quan giới thiệu và/hoặc đối tượng giám định, trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.
Trường hợp có người không đồng ý với kết luận giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa thì giải quyết ra sao?
Trường hợp không đồng ý với kết luận giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa (Hình từ Internet)
* Đối với trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK
Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 52/2016/TT-BYT, trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK, thì có văn bản đề nghị Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tổ chức khám giám định phúc quyết, khám phúc quyết lần cuối theo quy định.
Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng phải hoàn thiện và chuyển hồ sơ khám giám định của đối tượng đến Hội đồng GĐYK để khám giám định phúc quyết hoặc khám phúc quyết lần cuối theo quy định.
* Đối với trường hợp cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết luận giám định y khoa trong Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương
Theo khoản 5 Điều 19 Thông tư 52/2016/TT-BYT, trường hợp cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết luận trong Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương:
- Trong thời gian 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày ban hành Biên bản GĐYK, cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết luận trong Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương có văn bản gửi Hội đồng GĐYK nơi đã khám giám định cho đối tượng, nêu rõ lý do không đồng ý. Quá thời hạn nêu trên, Hội đồng GĐYK không xem xét giải quyết;
- Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cá nhân hoặc tổ chức, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời đối tượng:
+ Nếu cá nhân hoặc tổ chức vẫn không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, Hội đồng GĐYK các Bộ thì Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, Hội đồng GĐYK các Bộ hoàn thiện, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương theo quy định về phạm vi phân công khám giám định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 8 Thông tư 52/2016/TT-BYT để khám giám định phúc quyết;
+ Nếu cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thì Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp Trung ương đã khám giám định cho đối tượng hoàn thiện, chuyển hồ sơ và báo cáo Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét khám giám định phúc quyết lần cuối.
Trường hợp hồ sơ giám định y khoa vượt quá khả năng chuyên môn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh thì xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định về việc giải quyết hồ sơ giám định y khoa đối với trường hợp vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh như sau:
Giải quyết hồ sơ giám định y khoa
…
3. Trường hợp vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh:
a) Trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh chưa khám giám định thì trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định, căn cứ hồ sơ GĐYK của đối tượng giám định và điều kiện của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK báo cáo Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn và chuyển hồ sơ, giới thiệu đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định phúc quyết và ghi nội dung này vào Sổ họp Hội đồng;
b) Trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định và kết luận vượt khả năng chuyên môn thì trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày họp Hội đồng, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK có trách nhiệm hoàn thiện Biên bản, ghi rõ kết luận vượt khả năng chuyên môn, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng giám định lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định phúc quyết.
Theo đó, đối với trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh chưa khám giám định Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK báo cáo Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn và chuyển hồ sơ, giới thiệu đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương.
Còn trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định và kết luận vượt khả năng chuyên môn thì Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK có trách nhiệm hoàn thiện Biên bản, ghi rõ kết luận vượt khả năng chuyên môn, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng giám định lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định phúc quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?