Trường Hải quan Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Trường Hải quan Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Trường Hải quan Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 1382/QĐ-BTC năm 2016, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Trường Hải quan Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Hải quan, có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức của Tổng cục Hải quan; cung cấp các dịch vụ, tư vấn về đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến lĩnh vực hải quan cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Trường Hải quan Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Trường Hải quan Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trường Hải quan Việt Nam (Hình từ Internet)
Trường Hải quan Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 1382/QĐ-BTC năm 2016, có quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn của Trường Hải quan Việt Nam.
2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chương trình, kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, triển khai các nhiệm vụ của Trường Hải quan Việt Nam.
3. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình/tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo phân công và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính.
4. Xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm của Tổng cục Hải quan theo quy định.
5. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Tổng cục Hải quan theo mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan phê duyệt.
6. Đào tạo, bồi dưỡng chính sách pháp luật, nghiệp vụ về hải quan cho cộng đồng doanh nghiệp.
7. Cung cấp các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực hải quan cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
8. Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Tổng cục Hải quan và các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật.
10. Đánh giá, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
11. Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý của Bộ Tài chính.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì trường Hải quan Việt Nam có những nhiệm vụ sau:
- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn của Trường Hải quan Việt Nam.
- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chương trình, kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, triển khai các nhiệm vụ của Trường Hải quan Việt Nam.
- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình/tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo phân công và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính.
- Xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm của Tổng cục Hải quan theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Tổng cục Hải quan theo mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan phê duyệt.
- Đào tạo, bồi dưỡng chính sách pháp luật, nghiệp vụ về hải quan cho cộng đồng doanh nghiệp.
- Cung cấp các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực hải quan cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Tổng cục Hải quan và các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật.
- Đánh giá, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
- Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý của Bộ Tài chính.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và theo quy định của pháp luật.
Trường Hải quan Việt Nam gồm có những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 1382/QĐ-BTC năm 2016, có quy định về lãnh đạo Trường như sau:
Lãnh đạo Trường
1. Trường Hải quan Việt Nam có Hiệu trưởng và một số Phó hiệu trưởng theo quy định.
Hiệu trưởng Trường Hải quan Việt Nam chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trường; Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Trường Hải quan Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên thì Trường Hải quan Việt Nam gồm có Hiệu trưởng và một số Phó hiệu trưởng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?