Trưởng đoàn thanh tra của Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập phải có ngạch thanh tra nào?
Trưởng đoàn thanh tra của Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập phải có ngạch thanh tra nào?
Ngạch thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra của Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập được quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra;
c) Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;
d) Có khả năng tổ chức, điều hành, hướng dẫn các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
2. Tiêu chuẩn cụ thể:
a) Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên;
b) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên;
c) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên;
d) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra sở, Chánh thanh tra huyện thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên.
Theo quy định trên, Trưởng đoàn thanh tra của Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập phải từ Thanh tra viên chính trở lên.
Trưởng đoàn thanh tra (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra là gì?
Trưởng đoàn thanh tra có những trách nhiệm được quy định tại Điều 26 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Đoàn thanh tra, giám sát hoạt động Đoàn thanh tra bảo đảm cuộc thanh tra được thực hiện đúng pháp luật, đúng mục đích, yêu cầu, tiến độ, thời hạn cuộc thanh tra; giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị của Đoàn thanh tra và các tố cáo, kiến nghị, phản ánh, liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra; giám sát các thành viên Đoàn thanh tra thuộc cơ quan, đơn vị mình; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được người ra quyết định thanh tra giao.
3. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra; ghi sổ nhật ký Đoàn thanh tra; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.
Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra có những trách nhiệm sau:
- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra.
- Ghi sổ nhật ký Đoàn thanh tra.
- Chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi trong trường hợp nào?
Trường hợp thay đổi Trưởng đoàn thanh tra được quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra
...
2. Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này và khoản 2 Điều 29 Nghị định này;
b) Không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra;
c) Có căn cứ cho rằng không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra;
d) Được giao nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi thuộc một trong những trường hợp sau:
- Có một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 của Luật Thanh tra.
- Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không đủ sức khỏe hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Là nười góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
- Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
- Không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra.
- Có căn cứ cho rằng không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra.
- Được giao nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?