Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan có được sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra không?
- Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan có được sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra không?
- Trong trường hợp sẽ chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra thì ai sẽ thực hiện việc tập hợp hồ sơ, tài liệu?
- Khi kết thúc việc thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan phải gửi biên bản tới những đâu?
Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan có được sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra không?
Thanh tra chuyên ngành hải quan (Hình từ Internet)
Tại Điều 25 Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 về việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra như sau:
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra; Gia hạn thời gian thanh tra
1. Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra
Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị với Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra để báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra phải nêu rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ sung và những nội dung khác có liên quan. Khi người ra quyết định thanh tra phê duyệt việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra và phân công cho thành viên đoàn thanh tra thực hiện.
Theo quy định trên thì nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị với Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra để báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định không được tự ý sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra.
Trong trường hợp sẽ chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra thì ai sẽ thực hiện việc tập hợp hồ sơ, tài liệu?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 có nêu như sau:
Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra
Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra thì Trưởng đoàn thanh tra chỉ đạo tập hợp hồ sơ, tài liệu để chuyển Cơ quan điều tra. Việc bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra phải được lập thành biên bản.
Văn bản về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra thực hiện theo Mẫu số 30-TTr ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
Biên bản giao nhận hồ sơ giữa Cơ quan tiến hành thanh tra và Cơ quan điều tra thực hiện theo Mẫu số 31-TTr ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
Theo đó khi có quyết định thanh tra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra thì Trưởng đoàn thanh tra chỉ đạo tập hợp hồ sơ, tài liệu để chuyển Cơ quan điều tra.
Khi kết thúc việc thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan phải gửi biên bản tới những đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 về việc kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra như sau:
Kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra
1. Trước khi kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì tổ chức dự thảo biên bản thanh tra theo Mẫu số 08/BBTTr-TTr kèm theo Quyết định này. Dự thảo biên bản thanh tra căn cứ vào báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra của từng thành viên Đoàn thanh tra và các hồ sơ, tài liệu thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra gửi dự thảo Biên bản thanh tra để báo cáo với Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra kèm dự kiến kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
3. Dự thảo biên bản phải được gửi cho đối tượng thanh tra để có ý kiến giải trình (nếu có). Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra để đảm bảo tính chính xác, khách quan các nội dung ghi trong biên bản thanh tra.
Trong thời hạn của cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải tổ chức họp với đối tượng thanh tra để thông qua và ký biên bản thanh tra.
Biên bản thanh tra phải có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra. Biên bản thanh tra được lập thành 03 bản, 01 bản gửi đối tượng thanh tra giữ; 02 bản lưu Đoàn thanh tra. Biên bản thanh tra phải ghi rõ số trang và các phụ lục đính kèm (nếu có); Biên bản thanh tra và các phụ lục kèm được đóng dấu giáp lai của đối tượng thanh tra. Trường hợp không đóng dấu giáp lai thì biên bản thanh tra và các phụ lục kèm phải được hai bên ký từng trang.
Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan khi kết thúc thanh tra thì phải lập biên bản thanh tra làm 3 bản, gửi 01 bản cho đối tượng được thành tra và 02 bản lưu ở Đoàn thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?