Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 4 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT như sau:
Quản lý đối với trường cao đẳng sư phạm
1. Trường cao đẳng sư phạm trong Điều lệ này gồm có: trường cao đẳng sư phạm trung ương và trường cao đẳng sư phạm địa phương, trong đó:
a) Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu;
b) Trường cao đẳng sư phạm địa phương trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trường cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi tham gia đào tạo các ngành, nghề đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ và phân công của Chính phủ đối với trường cao đẳng sư phạm theo quy định tại Điều lệ này và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.
Theo đó, trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, trường cao đẳng sư phạm trung ương còn phải chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu.
Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương? (Hình từ Internet)
Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT như sau:
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm
1. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên trường, tên viết tắt (nếu có);
b) Mục tiêu và sứ mạng;
c) Tổ chức và quản lý của trường;
d) Tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế và hoạt động bảo đảm chất lượng;
đ) Nhiệm vụ và quyền của giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;
e) Nhiệm vụ và quyền của người học;
g) Tài chính và tài sản;
h) Quan hệ giữa trường cao đẳng sư phạm với cơ sở giáo dục, với doanh nghiệp, với gia đình và xã hội;
i) Thanh tra, kiểm tra, công khai, giám sát, khen thưởng và xử lý vi phạm.
2. Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm có trách nhiệm tổ chức xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm trên cơ sở cụ thể hóa các quy định tại Điều lệ này, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và không trái với quy định của pháp luật hiện hành. Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường phải được lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ quản lý, giảng viên, người học, người lao động của trường và các bên liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, được hội đồng khoa học và đào tạo tư vấn và phải được hội đồng trường quyết nghị thông qua. Trên cơ sở nghị quyết hội đồng trường, hiệu trưởng ký ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm và phải được công khai trên trang thông tin điện tử của trường ít nhất là 45 ngày trước khi triển khai thực hiện.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm, hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm gửi các cơ quan sau đây:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Cơ quan quản lý trực tiếp trường cao đẳng sư phạm;
c) Sở giáo dục và đào tạo thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trường đặt trụ sở chính.
Theo đó, nội dung quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm trung ương sẽ bao gồm:
- Tên trường, tên viết tắt (nếu có);
- Mục tiêu và sứ mạng;
- Tổ chức và quản lý của trường;
- Tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế và hoạt động bảo đảm chất lượng;
- Nhiệm vụ và quyền của giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;
- Nhiệm vụ và quyền của người học;
- Tài chính và tài sản;
- Quan hệ giữa trường cao đẳng sư phạm với cơ sở giáo dục, với doanh nghiệp, với gia đình và xã hội;
- Thanh tra, kiểm tra, công khai, giám sát, khen thưởng và xử lý vi phạm.
Mục tiêu và sứ mệnh của trường cao đẳng sư phạm được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT như sau:
Theo đó, mục tiêu và sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm được pháp luật quy định như sau:
- Trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trình độ cao đẳng và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng và hiệu quả, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương và cả nước;
Trường cao đẳng sư phạm đào tạo, bồi dưỡng các trình độ của giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và nhu cầu về nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
- Mục tiêu và sứ mạng của trường cao đẳng sư phạm được cụ thể hóa trong kế hoạch và chiến lược phát triển của trường cao đẳng sư phạm, bảo đảm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ mời thầu một giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn một túi hồ sơ dự án đầu tư công trình năng lượng là mẫu nào?
- Đêm bình an là gì? Đêm bình an là ngày nào? NLĐ làm thêm giờ vào Đêm bình an được trả lương thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng Giáng sinh, thiệp Noel đơn giản? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm không?
- Quyết định 1503 năm 2024 về TTHC được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của BGTVT?
- Số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định?