Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao thì bị xử lý thế nào?
- Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
- Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao thì bị xử lý thế nào?
- Trong trường hợp nào thì Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị bãi nhiệm?
Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 20 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 thì Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tổ chức triển khai việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát theo quy định tại Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015.
- Thay mặt Ban kiểm soát ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát.
- Chuẩn bị kế hoạch làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm soát theo Quy chế làm việc của Ban kiểm soát.
- Đảm bảo các thành viên Ban kiểm soát nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Ban kiểm soát phải xem xét.
- Giám sát, chỉ đạo các thành viên Ban kiểm soát trong việc thực hiện các công việc được phân công và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát.
- Ủy quyền cho một thành viên khác của Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của mình trong thời gian vắng mặt.
- Thay mặt Ban kiểm soát đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường và tham gia các cuộc họp Hội đồng quản trị theo quy định.
Yêu cầu ghi lại các ý kiến của mình trong biên bản các cuộc họp Hội đồng quản trị nếu ý kiến của mình khác với các quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo trước Bộ Tài chính.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao thì bị xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 30 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Đình chỉ, tạm đình chỉ
1. Trường hợp Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc vi phạm quy định của pháp luật và Điều lệ này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cơ quan có thẩm quyền có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của những đối tượng vi phạm này nếu xét thấy cần thiết.
2. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều này phải có trách nhiệm tham gia xử lý các tồn tại và sai phạm có liên quan đến trách nhiệm cá nhân khi có yêu cầu của Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc Ban kiểm soát đặc biệt hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định trên thì trong trường hợp Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam vi phạm quy định của pháp luật và Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cơ quan có thẩm quyền có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban kiểm soát nếu xét thấy cần thiết.
Như vậy, Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao thì có thể bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp nào thì Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị bãi nhiệm?
Tại khoản 1 Điều 29 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định về như sau:
Bãi nhiệm, miễn nhiệm
1. Chủ tịch, Phó chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị xem xét bãi nhiệm, miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Năng lực hành vi dân sự bị hạn chế;
b) Có đơn xin từ chức (trong đó nêu rõ lý do xin từ chức);
c) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị (đối với thành viên Hội đồng quản trị), Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Bị cơ quan có thẩm quyền xác định là vi phạm nghiêm trọng các quy định tại Điều 32 Điều lệ này;
đ) Không đảm bảo một trong các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 27 Điều lệ này.
2. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
Căn cứ quy định trên thì Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị xem xét miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
- Năng lực hành vi dân sự bị hạn chế;
- Có đơn xin từ chức (trong đó nêu rõ lý do xin từ chức);
- Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị (đối với thành viên Hội đồng quản trị), Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Bị cơ quan có thẩm quyền xác định là vi phạm nghiêm trọng các quy định tại Điều 32 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015;
- Không đảm bảo một trong các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 27 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?