Trưởng ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Trưởng ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng ban hành kèm theo Quyết định 1785/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo như sau:
Phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập thể bàn bạc và Trưởng Ban quyết định trên cơ sở thống nhất giữa các thành viên. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên, Trưởng Ban quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình.
2. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Phó Trưởng ban và thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm về tổ chức, phối hợp và triển khai thực hiện công tác đấu thầu qua mạng trong phạm vi cơ quan mình quản lý, theo dõi với sự hỗ trợ của đơn vị làm đầu mối thực hiện các công tác đấu thầu qua mạng tại cơ quan mình.
4. Ý kiến tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức mà thành viên đó đang công tác.
5. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng ban. Bên cạnh hình thức họp trực tiếp để thảo luận, Ban Chỉ đạo có thể lấy ý kiến tham gia của các thành viên bằng văn bản. Chế độ thông tin, báo cáo theo quy định hiện hành.
6. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo để chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng hợp các thông tin để chuẩn bị cho các cuộc họp Ban Chỉ đạo.
7. Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban được ủy quyền) là người chủ trì và kết luận tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo; ký các văn bản của Ban Chỉ đạo gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có liên quan.
8. Thành viên Ban Chỉ đạo phải có mặt trong tất cả các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo không thể tham dự phiên họp thì phải báo cáo Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban và ủy quyền cho người có trách nhiệm dự họp thay và chịu trách nhiệm đóng góp ý kiến về các vấn đề trong chương trình họp Ban Chỉ đạo.
9. Trưởng ban sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền và sử dụng con dấu của cơ quan mình.
10. Ban Chỉ đạo hoạt động kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng (Hình từ Internet)
Trưởng ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng ban hành kèm theo Quyết định 1785/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban
1. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ và các mặt công tác, hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
3. Điều hành, phân công, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao; thông qua các kế hoạch công tác; chủ trì các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Trưởng ban triệu tập và chủ trì các phiên họp thường kỳ 6 tháng và hàng năm và các phiên họp bất thường theo yêu cầu của tình hình thực tế. Trưởng ban có thể ủy quyền cho Phó Trưởng ban chủ trì các phiên họp.
4. Quyết định bổ sung, thay thế thành viên khi cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng có nhiệm vụ và quyền hạn như sau;
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ và các mặt công tác, hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
- Điều hành, phân công, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao; thông qua các kế hoạch công tác; chủ trì các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
+ Trưởng ban triệu tập và chủ trì các phiên họp thường kỳ 6 tháng và hàng năm và các phiên họp bất thường theo yêu cầu của tình hình thực tế. Trưởng ban có thể ủy quyền cho Phó Trưởng ban chủ trì các phiên họp.
- Quyết định bổ sung, thay thế thành viên khi cần thiết.
Phó Trưởng ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng có được chủ trì các cuộc họp với lãnh đạo các Bộ không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng ban hành kèm theo Quyết định 1785/QĐ-TTg năm 2017, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng ban như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng ban
1. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về các nhiệm vụ được phân công.
2. Thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc khi được ủy quyền, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, đúng Quy chế, có hiệu quả.
3. Ký các văn bản điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện chương trình hành động, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng ban ủy quyền.
4. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương để lấy ý kiến về các cơ chế, chính sách thực hiện đấu thầu qua mạng theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
5. Yêu cầu các bộ, ngành báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình, kết quả và những kiến nghị trong việc thực hiện chương trình hành động, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo.
6. Tập hợp ý kiến các thành viên, chủ trì xây dựng các kế hoạch thực hiện áp dụng đấu thầu qua mạng; báo cáo kế hoạch công tác 6 tháng và hàng năm của Ban Chỉ đạo với Trưởng ban để thông qua, làm cơ sở quản lý, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo và của từng thành viên.
Như vậy, theo quy định trên thì Phó Trưởng ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng chủ trì các cuộc họp với lãnh đạo các Bộ ngành và địa phương để lấy ý kiến về các cơ chế, chính sách thực hiện đấu thầu qua mạng theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?