Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BCĐQGDSPT năm 2022 quy định như sau:
Chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo Quốc gia làm việc thông qua các phiên họp thường kỳ và đột xuất dưới sự chủ trì của Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia khi được Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia ủy quyền.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo Quốc gia; các Phó Trưởng ban và các thành viên sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị công tác trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia đi công tác, học tập từ 06 tháng trở lên hoặc có sự thay đổi về nhân sự thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia và cử người thay thế bằng văn bản.
4. Bộ Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia, chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia; thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia để giúp việc Ban Chỉ đạo Quốc gia; cán bộ của Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không phát sinh biên chế.
5. Thành viên kiêm Thư ký Ban Chỉ đạo Quốc gia có trách nhiệm giúp Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia trong việc: a) phối hợp giữa các thành viên; b) chuẩn bị báo cáo định kỳ, 6 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia; c) tổng hợp, đề xuất chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo Quốc gia; các Phó Trưởng ban và các thành viên sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị công tác trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có những quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BCĐQGDSPT năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia
1. Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia.
3. Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia để chỉ đạo phối hợp thực hiện các chính sách, chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình về dân số và phát triển.
4. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển có những quyền hạn như sau:
- Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
- Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia.
- Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia để chỉ đạo phối hợp thực hiện các chính sách, chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình về dân số và phát triển.
- Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Ai quyền quyết định việc mời thêm các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia?
Theo quy định khoản 2 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BCĐQGDSPT năm 2022 quy định như sau:
Chế độ họp
1. Ban Chỉ đạo Quốc gia họp định kỳ 01 năm một lần; trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia triệu tập họp bất thường.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia quyết định việc mời thêm các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia.
3. Các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phải được thông báo bằng văn bản (kèm theo các tài liệu liên quan) về nội dung, thời gian và địa điểm trước 05 ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt. Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia và các đại biểu được mời có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến tham luận, bố trí thời gian tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia.
...
Như vậy, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia quyết định việc mời thêm các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự các cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?