Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ có phải do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm không? Có trách nhiệm thế nào?
Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ có phải do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm không?
Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Lãnh đạo Ban
1. Ban Tôn giáo Chính phủ có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Trưởng ban theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ. Các Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.
3. Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Ban; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Theo quy định nêu trên thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ không phải do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm thế nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Lãnh đạo Ban
1. Ban Tôn giáo Chính phủ có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Trưởng ban theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ. Các Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.
3. Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Ban; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Theo đó, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm:
- Ban hành Quy chế làm việc của Ban Tôn giáo Chính phủ;
- Tuyển dụng, sử dụng, quản lý, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ;
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ có phải do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm không? Có trách nhiệm thế nào? (Hình từ Internet)
Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn gì về thanh tra chuyên ngành tôn giáo?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
2. Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành tôn giáo;
b) Quyết định thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt;
c) Quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo;
d) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
đ) Đề nghị Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ban Tôn giáo Chính phủ và trưng tập công chức, viên chức tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành tôn giáo;
...
Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ về thanh tra chuyên ngành tôn giáo, bao gồm:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành tôn giáo;
- Quyết định thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt;
- Quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
- Đề nghị Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ban Tôn giáo Chính phủ và trưng tập công chức, viên chức tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành tôn giáo;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?