Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương sử dụng con dấu nào trong việc ký và đóng dấu văn bản? Cơ quan nào thực hiện giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương?
Chức năng và nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương trong các chương trình mục tiêu quốc gia là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1945/QĐ-TTg năm 2021 về chức năng và nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương
1. Ban Chỉ đạo Trung ương có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương
a) Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
b) Giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
c) Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; theo dõi, đôn đốc, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
...
Như vậy, Ban Chỉ đạo Trung ương có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Trung ương còn có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; theo dõi, đôn đốc, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương sử dụng con dấu nào trong việc ký và đóng dấu văn bản? (Hình từ Internet)
Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương sử dụng con dấu nào trong việc ký và đóng dấu các văn bản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 1945/QĐ-TTg năm 2021 về hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương
...
3. Hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương
a) Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và phân công nhiệm vụ của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương, các Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Các thành viên của Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trường hợp thay đổi đại diện lãnh đạo tham gia Ban Chỉ đạo Trung ương, bộ, cơ quan có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương để bổ sung, điều chỉnh.
c) Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; các Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương sử dụng con dấu của bộ, cơ quan nơi công tác.
Như vậy, theo quy định trên trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương khi ký và đóng dấu văn bản liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia sẽ sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
Lưu ý: Các Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ sử dụng con dấu của bộ, cơ quan nơi công tác.
Bộ máy cơ quan nào thực hiện giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 1945/QĐ-TTg năm 2021 về cơ quan giúp việc cho Ban chỉ đạo Trung ương như sau:
Cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương và Tổ công tác
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương, sử dụng bộ máy của mình để thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý, tổng hợp chung các chương trình mục tiêu quốc gia.
...
Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương và bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý, tổng hợp chung các chương trình mục tiêu quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?