Trước khi xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng cần phải đảm bảo những quy định an toàn nào?
- Trước khi xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng cần phải đảm bảo những quy định an toàn nào?
- Trong khi xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng cần đáp ứng những quy định an toàn gì?
- Sau khi xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng phải tuân thủ quy định an toàn như thế nào?
Trước khi xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng cần phải đảm bảo những quy định an toàn nào?
Căn cứ theo tiết 6.3.1 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định như sau:
Quy định an toàn xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng
6.3.1. Trước khi xử lý
6.3.1.1. Toàn đội xử lý phải được huấn luyện đầy đủ những nội dung được nêu trong 5.6.1.3.
6.3.1.2. Trước lúc làm việc phải kiểm tra tình trạng an toàn, tình trạng kỹ thuật của thiết bị, phương tiện vận chuyển. Xác định bảo đảm an toàn và hoạt động tốt mới được làm việc.
6.3.1.3. Tại vị trí làm việc phải có bản quy trình công nghệ của nguyên công đó, được để ở vị trí thuận tiện cho người làm việc đọc và thực hiện.
6.3.1.4. Hàng ngày trước khi vào làm việc người chỉ huy xử lý phải:
- Nhắc lại các quy định về an toàn;
- Phân công người phụ trách từng công việc trong nguyên công;
- Kiểm tra toàn bộ khu vực xử lý, các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển phải tốt và an toàn.
6.3.1.5. Đường cơ động phải bằng phẳng dễ đi lại. Các vị trí trong mặt bằng xử lý phải có mái che mưa nắng, trừ vị trí tạm chứa vỏ bom mìn, vật nổ và phế liệu.
6.3.1.6. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ.
Xử lý bom mìn (Hình từ Internet)
Trong khi xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng cần đáp ứng những quy định an toàn gì?
Theo tiết 6.3.2 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định:
Quy định an toàn xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng
...
6.3.2. Quy định an toàn trong khi xử lý
6.3.2.1. Đội trưởng xử lý là người chỉ huy trực tiếp xử lý, ở từng bộ phận phải phân công người phụ trách và phân công an toàn viên của bộ phận đó.
6.3.2.2. Không được tự động làm thêm hoặc bớt các thao tác của quy trình. Trường hợp nào không hiểu hoặc trong quá trình xử lý xảy ra sự cố hư hỏng các thiết bị máy móc, trang bị vận chuyển… Phải dừng ngay việc xử lý và báo cáo người chỉ huy để kịp thời xử lý. Không tự ý sửa chữa, giải quyết sự cố.
6.3.2.3. Bom mìn, vật nổ trước khi đưa vào xử lý phải kiểm tra kỹ (đặc biệt chú ý đến độ an toàn của thuốc nổ và sự chảy dầu TNT). Nếu bom mìn, vật nổ nghi ngờ về độ an toàn phải đưa về khu cách ly để chọn phương án xử lý nổ.
6.3.2.4. Từng người làm việc trong phạm vi quy định của mình, không đi lại lộn xộn sang vị trí khác hoặc làm phần việc không được phân công. Khi làm việc phải nghiêm túc, không tháo các chi tiết không được phép tháo, không đùa nghịch khi làm việc.
6.3.2.5. Từng người phải mang mặc đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động đúng quy định và chịu trách nhiệm về an toàn phần việc của mình.
6.3.2.6. Bom mìn, vật nổ vận chuyển trong nội bộ dây chuyền phải để trong hòm gỗ (hòm nguyên bản hoặc hòm trung chuyển) hòm phải chắc chắn, không bị mục nát, vỡ. Vận chuyển bằng khiêng tay phải có quang và đòn khiêng chắc chắn. Không vác hòm trên vai, không được quăng quật, lăn hòm, đẩy hòm làm rơi đổ bom mìn, vật nổ.
6.3.2.7. Vật liệu làm dụng cụ trong xử lý có tiếp xúc với thuốc nổ, vỏ bom mìn, vật nổ không được làm bằng kim loại đen.
6.3.2.8. Chỉ được mở van hơi khi bom mìn, vật nổ đã xếp đúng quy định trong nồi hấp, các chỉ số kỹ thuật của nồi hơi (nhiệt độ, áp suất) phải đạt tiêu chuẩn theo đúng hướng dẫn sử dụng nồi hơi đã ban hành.
6.3.2.9. Kiểm tra nồi hơi trong quá trình xì phải dùng dây từ 7 m đến 10 m kéo van xả cho đến khi đồng hồ áp suất chỉ về 0 (ngừng cung cấp nhiệt) mới được lên kiểm tra.
6.3.2.10. Kiểm tra nồi hấp bom mìn, vật nổ trong quá trình xì phải đóng van hơi, chờ 15 min mới được mở nồi hấp để kiểm tra.
6.3.2.11. Quan sát van xả thuốc nổ của nồi hấp thấy hết thuốc nổ (nước trong) phải kiểm tra nồi hơi, nồi hấp như trên, chờ cho vỏ bom mìn, vật nổ nguội hẳn mới được lấy ra khỏi nồi hấp.
6.3.2.12. Khi lấy vỏ bom mìn, vật nổ ra khỏi nồi hấp phải kiểm tra kỹ lại từng loại xem bên trong còn sót thuốc nổ hay không, nếu còn sót phải đưa vào đợt sau tiếp tục xì cho hết thuốc nổ.
6.3.2.13. Nồi hấp được phép xếp đầy nhưng mỗi lần hấp chỉ được xếp các loại bom mìn, vật nổ có cùng loại thuốc nổ.
6.3.2.14. Khối lượng bom mìn, vật nổ để ở nơi tạm chứa chờ xử lý phải tính toán đủ làm gọn trong ngày.
6.3.2.15. Phương tiện vận chuyển thuốc nổ phải bảo đảm đúng quy định an toàn, khi bốc xếp thuốc nổ lên xe phải nhẹ nhàng cẩn thận không quăng quật, làm rơi, làm đổ. Cuối giờ làm việc hàng ngày dùng xe cải tiến hoặc xe ô tô đưa về kho cất chứa theo quy định.
Sau khi xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng phải tuân thủ quy định an toàn như thế nào?
Theo tiết 6.3.3 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định:
Quy định an toàn xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước nóng
...
6.3.3. Quy định an toàn sau khi xử lý
6.3.3.1. Trước khi kết thúc công việc hàng ngày phải:
- Vệ sinh, thu dọn khu vực xì tháo;
- Kiểm tra, lau chùi lại trang thiết bị, dụng cụ, sắp xếp gọn gàng để về nơi quy định. Hàng tuần, hàng tháng phải thực hiện chế độ bảo dưỡng máy móc, trang bị, thiết bị, dụng cụ;
- Thuốc nổ rơi vãi phải thu nhặt hết đưa vào hòm và vận chuyển về kho cất giữ đúng quy định.
6.3.3.2. Trước lúc ra về hàng ngày đội trưởng phải kiểm tra an toàn toàn bộ khu vực xì tháo, khi xác định đã an toàn mới phát lệnh cho nhân viên nghỉ, bàn giao lại cho nhân viên bảo vệ.
Trên đây là quy định an toàn về việc trước khi xử lý bom mìn, vật nổ, trong lúc xử lý bom mìn, vật nổ và sau khi xử lý bom mìn, vật nổ phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện về quy định an toàn nêu trên.
Tiêu hủy bom mìn vật nổ được thực hiện như thế nào?
Bom mìn vật nổ là gì? Đảm bảo an toàn về con người khi rà phá bom mìn vật nổ như thế nào? Chuẩn bị mặt bằng trước khi rà phá ra sao?
Khảo sát bom mìn vật nổ là gì? Khi hoạt động khảo sát bom mìn vật nổ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Thế nào là điều tra bom mìn vật nổ? Định mức dự toán rà phá bom mìn vật nổ gồm có những mức nào?
Khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Công tác chuẩn bị để khảo sát xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ được quy định như thế nào?
Khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Để điều tra xác định khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ gồm các thiết bị nào?
Trong công tác điều tra xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ cần chuẩn bị những gì? Các trang bị nào cần có trong việc điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ?
Trình tự thực hiện điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ theo các bước thế nào? Tiêu chí xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì?
Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để chi hỗ trợ các hoạt động nào?
Trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thế nào?
Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được gửi về đâu?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bom mìn vật nổ
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?