Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương thì cần đảm nhiệm qua các chức vụ nào?
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương thì cần đảm nhiệm qua các chức vụ nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thứ trưởng và tương đương quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023) quy định các yêu cầu về trình độ, phẩm chất như sau:
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương thuộc Bộ, Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và tương đương |
Căn cứ theo quy định nêu trên trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương thì cá nhân cần phải đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương thuộc Bộ, Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và tương đương.
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương thì cần đảm nhiệm qua các chức vụ nào? (Hình từ Internet)
Ai có quyền bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương?
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn được căn cứ theo Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 98
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
Do đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Người được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thứ trưởng và tương đương quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023), người được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương có nhiệm vụ sau đây:
Nhiệm vụ, Mảng công việc | Công việc |
Tham gia lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng | 1. Giúp Bộ trưởng quản lý, điều hành một số mảng công việc của Bộ, cơ quan ngang Bộ. 2. Tham gia xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách được giao. 3. Tham gia kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của Bộ, cơ quan ngang Bộ; đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ đối với các đơn vị và người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ được giao phụ trách. 4. Điều hành cơ quan khi được Bộ trưởng ủy quyền. |
Tham gia các Hội đồng, Ban chỉ đạo | (Theo phân công cụ thể) |
Thực hiện chế độ hội họp | 1. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động theo mảng công việc được giao với Bộ trưởng (theo phân công và theo quy định). 2. Tham gia các cuộc họp, hội nghị về công tác có liên quan theo phân công của Bộ trưởng. 3. Tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo lĩnh vực được giao phụ trách. |
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của bộ phận được phân công phụ trách | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?