Trùng tên với mẹ chồng có thể đăng ký hộ tịch thực hiện việc thay đổi tên trên Giấy khai sinh được hay không?
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký thay đổi tên của công dân?
Căn cứ Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch như sau:
"Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước."
Ngoài ra tại Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 cũng quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc như sau:
"Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc."
Theo đó, vấn đề về đăng ký thay đổi hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp phường và cấp xã. Trường hợp bạn muốn thay đổi tên của mình thì cần liên hệ với Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của bạn hiện tại để yêu cầu giải quyết.
Trùng tên với mẹ chồng có thể đăng ký hộ tịch thực hiện việc thay đổi tên trên Giấy khai sinh được hay không?
Trùng tên với mẹ chồng có thể thực hiện việc đổi tên trên Giấy khai sinh được hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi tên như sau:
"Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
..."
Về nguyên tắc, họ, tên chính thức của mỗi người cần phải được giữ ổn định, tránh sự thay đổi tùy tiện gây khó khăn cho việc giao dịch dân sự, cho công tác quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý hành chính nói chung.
Tuy nhiên, tại Điều 28 Bộ luật Dân sự quy định về việc đổi tên trong một số trường hợp cụ thể. Căn cứ quy định trên, nếu việc chị trùng tên với mẹ chồng trên giấy khai sinh có thể gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình thì chị có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân nơi chị đăng ký giấy khai sinh hoặc tại nơi cư trú hiện tại để thực hiện thủ tục thay đổi.
Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên mới được quyền thay đổi tên?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi tên họ như sau:
"Điều 28. Quyền thay đổi tên
...
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
..."
Theo Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
"Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch."
Từ quy định trên thì công dân dưới 18 tuổi muốn thực hiện thay đổi tên phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
Như vậy, công dân có thể thay đổi thông tin hộ tịch mà không có giới hạn về độ tuổi. Tuy nhiên những đối tượng dưới 18 tuổi khi muốn thay đổi hộ tịch phải thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?