Trung tâm thanh toán bù trừ séc là gì? Trung tâm thanh toán bù trừ séc có được quy định về kích thước séc không?
Trung tâm thanh toán bù trừ séc là gì?
Trung tâm thanh toán bù trừ séc được giải thích tại khoản 17 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 thì trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép để tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc, quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán bù trừ séc cho các thành viên là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trung tâm thanh toán bù trừ séc là gì? (Hình từ Internet)
Trung tâm thanh toán bù trừ séc có được quy định về kích thước séc không?
Trung tâm thanh toán bù trừ séc có được quy định về kích thước séc không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc
1. Kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc do tổ chức cung ứng séc thiết kế và thực hiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trung tâm thanh toán bù trừ séc quy định về kích thước séc, nội dung và vị trí các nội dung trên séc đối với séc thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
Như vậy, theo quy định trên thì trung tâm thanh toán bù trừ séc được quy định về kích thước séc, nội dung và vị trí các nội dung trên séc đối với séc thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
Mặt trước của séc phải có các nội dung nào?
Mặt trước của séc phải có các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Các nội dung của séc
1. Mặt trước séc có các nội dung sau đây:
a) Từ "Séc" được in phía trên séc;
b) Số tiền xác định;
c) Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát;
d) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ;
đ) Địa điểm thanh toán;
e) Ngày ký phát;
g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát.
2. Séc thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát.
3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý của các bên như số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác.
4. Trường hợp séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
5. Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc.
6. Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán.
Như vậy, theo quy định trên thì mặt trước của séc phải có các nội dung như sau:
- Từ "Séc" được in phía trên séc;
- Số tiền xác định;
- Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát;
- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ;
- Địa điểm thanh toán;
- Ngày ký phát;
- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát.
Ai có quyền ký phát séc?
Ai có quyền ký phát séc, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 60 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Ký phát séc
1. Séc được ký phát để ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán:
a) Cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”;
b) Cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và không có cụm từ không cho phép chuyển nhượng quy định tại điểm a Khoản này;
c) Cho người cầm giữ séc, bằng cách ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng.
2. Séc có thể được ký phát ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán số tiền ghi trên séc cho chính người ký phát.
3. Séc không được ký phát để ra lệnh cho chính người ký phát thực hiện thanh toán séc, trừ trường hợp ký phát để trả tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác của người ký phát.
4. Người ký phát séc là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo quy định trên thì người ký phát séc là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?