Trung tâm sát hạch lái xe có bắt buộc phải công khai lịch sát hạch và kết quả sát hạch lái xe trên Trang thông tin điện tử của trung tâm hay không?
Điều kiện kinh doanh của trung tâm sát hạch lái xe là gì?
Một số điều kiện về cơ sở vật chất trung tâm sát hạch lái xe cần đáp ứng nếu muốn kinh doanh, hoạt động trên thực tế được quy định cụ thể tại Điều 18 Nghị định 65/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Điều kiện chung
- Diện tích trung tâm sát hạch lái xe: Trung tâm loại 1 có diện tích không nhỏ hơn 35.000 m2; trung tâm loại 2 có diện tích không nhỏ hơn 20.000 m2; trung tâm loại 3 có diện tích không nhỏ hơn 4.000 m2;
- Số lượng xe cơ giới dùng để sát hạch: Sát hạch lái xe trong hình hạng A1, B1, B2 và C tối thiểu mỗi hạng 02 xe, các hạng khác tối thiểu mỗi hạng 01 xe và không được sử dụng vào mục đích kinh doanh khác; sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe. Xe sát hạch lái xe thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch lái xe.”
- Thiết bị sát hạch lý thuyết: Tối thiểu 02 máy chủ (server); tối thiểu 10 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 3, tối thiểu 20 máy trạm đối với trung tâm sát hạch lái xe loại 1 hoặc loại 2;
- Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình: Tối thiểu 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch đối với mỗi loại trung tâm sát hạch;
- Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường: Có ít nhất 02 máy tính cài đặt phần mềm điều hành và quản lý sát hạch, 01 máy tính làm chức năng máy chủ và điều hành có đường thuê bao riêng và địa chỉ IP tĩnh.
- Thiết bị mô phỏng để sát hạch lái xe: Có ít nhất 01 thiết bị được cài đặt phần mềm sát hạch lái xe mô phỏng do Bộ Giao thông vận tải quy định.
(2) Điều kiện kỹ thuật
Trung tâm sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành gồm: Làn đường, đèn tín hiệu giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, vạch giới hạn, vỉa hè hình sát hạch, cọc chuẩn và hình các bài sát hạch trong sân sát hạch; xe cơ giới dùng để sát hạch; thiết bị sát hạch lý thuyết; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình; thiết bị sát hạch thực hành lái xe trên đường; nhà điều hành và công trình phụ trợ khác.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của trung tâm sát hạch lái xe được quy định như thế nào?
Thủ tục cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động được chia làm các trường hợp sau đây:
(1) Thủ tục cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động: quy định tại Điều 21 Nghị định 65/2016/NĐ-CP
- Sau khi xây dựng xong trung tâm sát hạch lái xe, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.
- Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(2) Thủ tục cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động: quy định tại Điều 22 Nghị định 65/2016/NĐ-CP
- Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy phép xây dựng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
+ Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch.
- Trình tự thực hiện
+ Sau khi xây dựng xong trung tâm sát hạch lái xe, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giao thông vận tải đề nghị cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;
+ Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trung tâm sát hạch lái xe có bắt buộc phải công khai lịch sát hạch và kết quả sát hạch lái xe trên Trang thông tin điện tử không?
Trung tâm sát hạch lái xe có bắt buộc phải công khai lịch sát hạch và kết quả sát hạch lái xe trên Trang thông tin điện tử không?
Trách nhiệm của trung tâm sát hạch lái xe theo quy định tại Điều 18 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, bổ sung bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT cụ thể như sau:
- Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm tra, chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan; báo cáo về Sở Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam khi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch hoạt động không chính xác, không ổn định hoặc khi thay đổi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch để xử lý kịp thời.
- Phối hợp và tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo lái xe đưa học viên đến ôn luyện và các Hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch thuận tiện, đúng kế hoạch.
- Chấp hành và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kiểm chuẩn trung tâm sát hạch lái xe.
- Công khai mức thu phí sát hạch và giá các dịch vụ khác.
- Bảo đảm an toàn cho các kỳ sát hạch lái xe; phối hợp các đơn vị, cơ quan liên quan giải quyết khi có các vụ việc tai nạn, mất an toàn xảy ra.
- Thực hiện chế độ báo cáo, công khai lịch sát hạch trên Trang thông tin điện tử của trung tâm sát hạch, lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch theo quy định.
- Thực hiện giám sát bằng hệ thống Camera đối với phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình tại các khu vực có bài sát hạch: Xuất phát, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe, qua ngã tư, ghép xe vào nơi đỗ và bài kết thúc. Hệ thống sử dụng camera IP, có độ phân giải HD trở lên, có giao diện tương tác, kết nối đáp ứng tối thiểu theo tiêu chuẩn mở ONVIF, được đồng bộ về thời gian với máy chủ sát hạch lý thuyết, máy tính điều hành thiết bị chấm điểm thực hành lái xe trong hình; đảm bảo kết nối trực tuyến, truyền dữ liệu hình ảnh (dạng video) theo giao thức chuẩn mở sử dụng cho trao đổi dữ liệu hai chiều thời gian thực giữa máy chủ và máy trạm (websocket) về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để quản lý, giám sát, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu với các Sở Giao thông vận tải và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Dữ liệu hình ảnh (dạng video) giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình phải công khai trực tiếp trên màn hình lắp đặt tại phòng chờ sát hạch và lưu trữ ở trung tâm sát hạch theo quy định. Hệ thống các thiết bị nói trên phải đảm bảo tính bảo mật, ngăn chặn các truy cập trái phép từ bên ngoài.
- Tiếp nhận, sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao để sát hạch lái xe theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 47 của Thông tư này.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy trung tâm sát hạch lái xe có trách nhiệm công khai lịch sát hạch trên Trang thông tin điện tử của trung tâm sát hạch. Còn đối với kết quả sát hạch lái xe, trung tâm sát hạch phải có trách nhiệm lưu trữ, không bắt buộc công khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?