Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên chịu sự quản lý nhà nước của những cơ quan nào?
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên chịu sự quản lý nhà nước của những cơ quan nào?
Cơ quan quản lý nhà nước của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT như sau:
Vị trí pháp lí và quản lý nhà nước đối với Trung tâm
1. Trung tâm là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và là đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi Trung tâm đạt trụ sở chính.
3. Trung tâm thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, Trung tâm còn sự quản lý nhà nước về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Đồng thời chịu sự quản lý nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đạt trụ sở chính.
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên chịu sự quản lý nhà nước của những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Biển hiệu của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên phải ghi những nội dung nào?
Biển hiệu của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT như sau:
Quy định đặt tên của Trung tâm
1. Việc đặt tên Trung tâm được quy định như sau:
a) Tên Trung tâm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên + tên riêng hoặc tên địa danh.
b) Tên riêng của Trung tâm phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trung tâm; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Tên Trung tâm được ghi trên quyết định thành lập Trung tâm, con dấu của Trung tâm, biển hiệu và giấy tờ giao dịch.
3. Biển hiệu Trung tâm ghi những nội dung sau:
a) Góc phía trên, bên trái
- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tên tỉnh:
- Dòng thứ hai: Cơ quan chủ quản của Trung tâm.
b) Ở giữa ghi tên Trung tâm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của Trung tâm.
Như vậy, theo quy định, biển hiệu của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên phải ghi những nội dung sau:
(1) Góc phía trên, bên trái
- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tên tỉnh:
- Dòng thứ hai: Cơ quan chủ quản của Trung tâm.
(2) Ở giữa ghi tên Trung tâm.
(3) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của Trung tâm.
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn Giám đốc Trung tâm được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT như sau:
Giám đốc Trung tâm
1. Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức, bộ máy và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của Trung tâm.
2. Tiêu chuẩn Giám đốc Trung tâm
a) Có đủ sức khỏe, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;
b) Cỏ bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục ít nhất 5 năm;
d) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp (đối với trung tâm được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
3. Cơ quan chủ quản quyết định công nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với giám đốc Trung tâm theo quy định của pháp luật.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc Trung tâm
a) Xây dựng, phê duyệt chiến lược và kế hoạch phát triển Trung tâm;
b) Xây dựng quy định về: số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, theo quy định, Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Có đủ sức khỏe, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;
(2) Cỏ bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
(3) Có kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục ít nhất 5 năm;
(4) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp (đối với trung tâm được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?