Trung cấp liên thông đại học được không? Nếu được thì điều kiện trung cấp liên thông đại học là gì?
Trung cấp liên thông đại học được không? Nếu được thì điều kiện trung cấp liên thông đại học là gì?
Người học trung cấp liên thông đại học được không quy định tại Điều 4 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg như sau:
Điều kiện của người dự tuyển liên thông
1. Người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo trình độ đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được các điều kiện của chương trình đào tạo.
2. Người dự tuyển liên thông phải bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có một trong các văn bằng dưới đây:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo trong nước cấp. Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, người đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khối ngành sức khỏe, trong đó người có bằng tốt nghiệp Y sĩ được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt; người có bằng trung cấp Dược hoặc cao đẳng Dược đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học ngành Dược.
Theo quy định trên, người học trung cấp có thể liên thông đại học nếu có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, người đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung cấp khối ngành sức khỏe, trong đó:
- Người có bằng tốt nghiệp Y sĩ được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt.
- Người có bằng trung cấp Dược hoặc cao đẳng Dược đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học ngành Dược.
Trung cấp liên thông đại học (Hình từ Internet)
Tuyển sinh trung cấp liên thông đại học được thực hiện bằng hình thức thi tuyển hay xét tuyển?
Hình thức tuyển sinh trung cấp liên thông đại học được quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg như sau:
Tuyển sinh liên thông
1. Tuyển sinh liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học được thực hiện theo các phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Người có bằng tốt nghiệp trung cấp đăng ký tuyển sinh liên thông lên trình độ đại học, được dự tuyển sinh cùng với thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở kỳ tuyển sinh vào đại học hàng năm của cơ sở giáo dục đại học.
...
Theo đó, tuyển sinh liên thông trung cấp với trình độ đại học được thực hiện theo các phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông đại học là bao nhiêu?
Quy định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông đại học tại Điều 5 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông
1. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông vừa làm vừa học thuộc tổng chỉ tiêu được xác định hằng năm theo từng ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học không vượt quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học tương ứng theo ngành đào tạo.
Trường hợp đặc biệt cần đào tạo liên thông để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Cơ sở giáo dục đại học phải thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh liên thông theo từng ngành đào tạo, đối tượng và hình thức tuyển sinh, hình thức đào tạo liên thông trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển sinh liên thông ít nhất là 30 ngày.
Như vậy, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông đại học chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học không vượt quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học tương ứng theo ngành đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
- Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong những trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký gồm những gì?
- Giáo dục phổ thông là gì? Giai đoạn giáo dục cơ bản trong giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?