Trụ sở của Cục Quản lý xây dựng công trình ở đâu? Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình do ai bổ nhiệm?
Trụ sở của Cục Quản lý xây dựng công trình ở đâu?
Cục Quản lý xây dựng công trình có trụ sở được quy định tại Điều 1 Quyết định 3969/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 27/09/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý xây dựng công trình là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, diêm nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Cục Quản lý xây dựng công trình là cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên phạm vi cả nước.
2. Cục Quản lý xây dựng công trình có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Cục Quản lý xây dựng công trình có trụ sở ở thành phố Hà Nội.
Trước đây, quy định trụ sở của Cục Quản lý xây dựng công trình tại Điều 1 Quyết định 1118/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ 27/09/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý xây dựng công trình là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, diêm nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Quản lý xây dựng công trình có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, trụ sở của Cục Quản lý xây dựng công trình là ở thành phố Hà Nội.
Cục Quản lý xây dựng công trình (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Cục Quản lý xây dựng công trình là gì?
Nhiệm vụ của Cục Quản lý xây dựng công trình được quy định tại Điều 2 Quyết định 3969/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 27/09/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Các dự thảo: nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác về quản lý đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, cơ chế, chính sách và các chương trình, đề án, dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Trình Bộ ban hành quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục và quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành.
...
25. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao; tổ chức quản lý việc thu, sử dụng phí, lệ phí thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
26. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Theo đó, Cục Quản lý xây dựng công trình có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Trước đây, nhiệm vụ của Cục Quản lý xây dựng công trình được quy định tại Điều 2 Quyết định 1118/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ 27/09/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng:
a) Các dự thảo: Dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án theo phân công của Bộ trưởng;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các chương trình, đề án, dự án, công trình thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng.
2. Trình Bộ ban hành quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về chuyên ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
4. Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình sau khi đã được Bộ thông báo phân bổ kế hoạch vốn hàng năm; tổng hợp báo cáo định kỳ, báo cáo theo chuyên đề về kết quả thực hiện và giải ngân các dự án do Bộ giao quản lý.
5. Chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai đối với các công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Cục; tham gia công tác phòng, chống thiên tai của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
...
18. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ. Thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc quyền quản lý của Cục theo quy định.
19. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
20. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao; tổ chức quản lý việc thu, sử dụng phí, lệ phí thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
21. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng.
Theo đó, Cục Quản lý xây dựng công trình có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình do ai bổ nhiệm?
Người có quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 3969/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 27/09/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: Có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: Trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Như vậy, người có quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước đây, quy định người có quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1118/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ 27/09/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Như vậy, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình sẽ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?