Trừ ma túy và các chất gây nghiện thì có hàng hóa nào khác mà khi gửi bưu điện thì sẽ không nhận gửi không?
Trừ ma túy và các chất gây nghiện thì có hàng hóa nào khác mà khi gửi bưu điện không được nhận gửi không?
Các hàng hóa mà khi gửi bưu điện sẽ không chấp nhận gửi được quy định tại Điều 12 Luật Bưu chính 2010 như sau:
"Điều 12. Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính
1. Vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông.
2. Vật phẩm, hàng hoá từ Việt Nam gửi đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu.
3. Vật phẩm, hàng hoá từ các nước gửi về Việt Nam mà pháp luật Việt Nam quy định cấm nhập khẩu.
4. Vật phẩm, hàng hoá bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."
Như vậy ma túy và chất gây nghiện chỉ là một trong những hàng hóa mà pháp luật Việt Nam cấm lưu thông, vì thế ngoài các chất đó thì sẽ có nhiều hàng hóa cấm khác sẽ không được chấp nhận gửi khi gửi bưu điện theo quy định như trên.
Trừ ma túy và các chất gây nghiện thì có hàng hóa nào khác mà khi gửi bưu điện thì sẽ không nhận gửi không? (Hình từ Internet)
Điều kiện để bưu gửi được bưu điện chấp nhận và phát bưu gửi là gì?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Bưu chính 2010 có nêu như sau:
"Điều 11. Chấp nhận và phát bưu gửi
1. Bưu gửi được chấp nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Không chứa các vật phẩm, hàng hoá quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Có thông tin liên quan đến người gửi, người nhận trên bưu gửi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
c) Đã thanh toán đủ giá cước dịch vụ bưu chính, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Được gói, bọc theo yêu cầu của dịch vụ bưu chính.
2. Bưu gửi được coi là đã được chấp nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Bưu gửi đã được doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính chấp nhận tại điểm phục vụ bưu chính hoặc tại địa chỉ của người gửi;
b) Thư đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều này đã được bỏ vào thùng thư công cộng.
3. Bưu gửi được coi là đã phát hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Đã phát tại địa chỉ của người nhận, gồm hộp thư tập trung, hộp thư gia đình, hộp thư thuê bao hoặc hình thức khác dành cho việc nhận bưu gửi;
b) Đã phát cho người nhận tại điểm phục vụ bưu chính thực hiện việc phát;
c) Đã phát theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ bưu chính."
Như vậy với khi gửi bưu điện, bưu phẩm muốn được bưu điện chấp nhận gửi phải đáp ứng yêu cầu tại khoản 1 nêu trên đồng thời phải được coi là đã được chấp nhận gửi theo quy định tại khoản 2.
Trường hợp bưu điện chấp nhận gửi các hàng hóa mà không được nhận gửi thì bị xử phạt như thế nào?
Về hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau:
"Điều 9. Vi phạm các quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa từ Việt Nam đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu;
b) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm sử dụng hoặc cấm lưu thông theo quy định của pháp luật;
c) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
d) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển hoặc phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
2a. Tước quyền sử dụng Giấy phép bưu chính hoặc văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong trường hợp tái phạm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy vật phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc tái xuất vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."
Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với tổ chức.Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?