Trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng người đi đường thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
- Trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng người đi đường thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
- Người lao động bị tai nạn do trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động?
- Người lao động bị tai nạn do trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng người đi đường thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Căn cứ theo Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Như vậy, trên lý thuyết nếu trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng người đi đường gây tai nạn thì đơn vị được giao quản lý công trình tại khu vực xảy ra tai nạn sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào người bị thiệt hại cũng có thể được bồi thường.
Bởi căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu rõ người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Sự kiện bất khả kháng được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015).
Trong trường hợp, đơn vị quản lý công trình (trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt) đã làm các biện pháp nhằm hạn chế tai nạn xảy ra (như bảo trì công trình, thường xuyên kiểm tra công trình định kỳ,...) nhưng vì một lý do bất khả kháng nào đó mà ảnh hưởng đến công trình và gây ra tai nạn thì không phải bồi thường.
Như vậy, để việc người đi đường bị tai nạn do trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng có được bồi thường thiệt hai hay không thì cần phải xem xét đơn vị quản lý công trình đã thực hiện hết trách nhiệm của mình chưa và nhiều yếu tố khác.
Để làm rõ vấn đề này thì vẫn cần phải dựa vào kết quả của cơ quan điều tra tại hiện trường xảy ra tai nạn.
Trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng người đi đường thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? (Hình từ Internet)
Người lao động bị tai nạn do trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Như vậy, người lao động bị tai nạn do trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu:
(1) Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động.
(2) Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
(3) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn (bị trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng).
Người lao động bị tai nạn do trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo quy định thì người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
Như vậy, nếu việc người người lao động bị tai nạn do trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng đủ yếu tổ để hưởng chế độ tai nạn lao động thì sẽ không được hưởng chết độ ôm đau nữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?