Trong vụ án ly hôn có quy định bắt buộc vợ, chồng muốn ly hôn thì phải tiến hành việc hòa giải hay không?
Ly hôn là gì? Ai là người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn?
Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn như sau:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Căn cứ Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
...
Căn cứ Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện
....
2. Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
3. Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Căn cứ Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
...
Căn cứ Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh
...
2. Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
...
Theo đó, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn thuộc về Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện, nếu Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.
Trong trường hợp vụ án ly hôn này không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện thì Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn này.
Vụ án ly hôn (Hình từ Internet)
Trong vụ án ly hôn có quy định bắt buộc vợ, chồng muốn ly hôn phải tiến hành việc hòa giải hay không?
Căn cứ Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về khuyến khích hòa giải tại cơ sở như sau:
Khuyến khích hòa giải ở cơ sở
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về cơ sở như sau:
2. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).
Căn cứ Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án như sau:
Hòa giải tại Tòa án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo đó, khi ly hôn, pháp luật không bắt buộc phải hòa giải cơ sở mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyên giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau.
Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải vụ án ly hôn theo quy định tại Điều 54 nêu trên.
Như vậy, khi bạn có yêu cầu ly hôn thì sẽ không bắt buộc hòa giải ở cơ sở, hình thức hòa giải này chỉ được pháp luật khuyến khích. Tuy nhiên khi bạn nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải
Trường hợp nào vụ án ly hôn không tiến hành hòa giải được?
Căn cứ Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được như sau:
Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
...
Theo đó, trong trường hợp đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tiến hành hòa giải được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?