Trong việc trục vớt tài sản chìm đắm thì người quản lý tàu có phải chịu trách nhiệm liên đới và thanh toán chi phí liên quan đến việc trục vớt không?
- Trong việc trục vớt tài sản chìm đắm thì người quản lý tàu có phải chịu trách nhiệm liên đới và thanh toán chi phí liên quan đến việc trục vớt không?
- Chủ sở hữu tài sản phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trục vớt tài sản chìm đắm trong thời hạn bao lâu?
- Trường hợp không thông báo về việc tài sản chìm đắm thì chủ sở hữu có bị mất quyền sở hữu đối với tài sản đó không?
Trong việc trục vớt tài sản chìm đắm thì người quản lý tàu có phải chịu trách nhiệm liên đới và thanh toán chi phí liên quan đến việc trục vớt không?
Tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trong vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam (theo khoản 1 Điều 276 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015).
Việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến trục vớt tài sản chìm đắm được quy định tại Điều 277 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản chìm đắm
1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp chủ tài sản chìm đắm không thực hiện việc trục vớt hoặc trục vớt không đúng thời hạn yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này quyết định việc trục vớt tài sản đó.
2. Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc vật thể khác từ tàu thuyền thì chủ tàu có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu chi phí liên quan. Người quản lý tàu, người khai thác tàu chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản.
3. Trường hợp tài sản chìm đắm gây ô nhiễm môi trường, chủ tài sản chìm đắm phải áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại xảy ra và bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc vật thể khác từ tàu thuyền thì chủ tàu có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu chi phí liên quan.
Người quản lý tàu phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản.
Trong việc trục vớt tài sản chìm đắm thì người quản lý tàu có phải chịu trách nhiệm liên đới và thanh toán chi phí liên quan đến việc trục vớt không? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu tài sản phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trục vớt tài sản chìm đắm trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn thông báo về việc trục vớt tài sản chìm đắm được quy định tại khoản 1 Điều 278 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm
Trừ trường hợp quy định tại Điều 279 của Bộ luật này, thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này về việc trục vớt và dự kiến thời hạn kết thúc trục vớt.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trên, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này quyết định thời hạn dự kiến kết thúc hoạt động trục vớt hoặc quy định cụ thể thời hạn chủ sở hữu tài sản phải kết thúc hoạt động trục vớt.
Như vậy, theo quy định, trừ trường hợp trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trục vớt và dự kiến thời hạn kết thúc trục vớt.
Tùy vào từng loại tài sản bị chìm đắm mà chủ sở hữu thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 284 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015.
Trường hợp không thông báo về việc tài sản chìm đắm thì chủ sở hữu có bị mất quyền sở hữu đối với tài sản đó không?
Trường hợp mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm được quy định tại Điều 281 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm
1. Chủ sở hữu tài sản mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm trong trường hợp không thông báo hoặc không trục vớt tài sản trong thời hạn quy định tại Điều 278 và Điều 279 của Bộ luật này và tài sản chìm đắm đó đương nhiên trở thành tài sản của Nhà nước Việt Nam.
2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này quyết định việc xử lý tài sản chìm đắm.
3. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm gây nguy hiểm bị mất quyền sở hữu quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, nếu không thực hiện thông báo về việc tài sản chìm đắm với cơ quan có thẩm quyền thì chủ sở hữu tài sản có thể mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm và tài sản chìm đắm đó đương nhiên trở thành tài sản của Nhà nước Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?