Trong việc sản xuất bao bì thực phẩm thì đường ống dây dẫn nước phải tuân thủ những gì? Có các biện pháp nào trong phòng ngừa ô nhiễm?
- Yêu cầu về bố trí và không gian làm việc để kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong việc sản xuất bao bì thực phẩm như thế nào?
- Đường ống dây dẫn nước phải tuân thủ những gì trong việc sản xuất bao bì thực phẩm?
- Các biện pháp cần có trong phòng ngừa ô nhiễm đối với việc sản xuất bao bì sản phẩm?
Yêu cầu về bố trí và không gian làm việc để kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong việc sản xuất bao bì thực phẩm như thế nào?
Tại Mục 4.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-4:2018 (ISO/TS 22002-4:2013) có quy định:
Bố trí và không gian làm việc
4.2.1 Yêu cầu chung
Việc bố trí nội bộ phải được thiết kế, xây dựng và duy trì để tạo điều kiện thực hành sản xuất và vệ sinh tốt.
Các mô hình di chuyển của vật liệu, cũng như các vật liệu tái chế, nếu có thể, sản phẩm, con người và cách bố trí thiết bị phải được thiết kế để bảo vệ khỏi các nguồn ô nhiễm, trộn lẫn không chủ định của các vật liệu hoặc sản phẩm và ô nhiễm chéo.
4.2.2 Thiết kế, bố trí và giao thông nội bộ
Các tòa nhà phải có đủ không gian xuyên suốt dòng chảy hợp lý của vật liệu, sản phẩm và con người trong suốt quá trình sản xuất.
Các lối mở để chuyển vật liệu và sản phẩm (ví dụ: đường ống vận chuyển, băng tải) phải được thiết kế để ngăn ngừa sự xâm nhập của chất ngoại lai và sinh vật gây hại, thích hợp với các hoạt động diễn ra bên trong tòa nhà hoặc khu vực của tòa nhà.
4.2.3 Kết cấu bên trong và phụ kiện
Tường và sàn nhà phải dễ dàng rửa sạch hoặc làm sạch một cách thích hợp đối với các mối nguy an toàn thực phẩm liên quan đến sản xuất bao bì thực phẩm.
Phải tránh nước đọng ở những nơi an toàn thực phẩm có thể bị ảnh hưởng.
Cống rãnh thoát nước phải có bẫy nước và có nắp đậy kín.
Trần và các vật treo phía trên phải được thiết kế để giảm thiểu sự tích tụ bụi bẩn, chất ngưng tụ và phải có thể tiếp cận được để kiểm tra và làm sạch.
Ở những nơi khó thực hiện làm vệ sinh thường xuyên đối các vật treo phía trên và kết cấu trên cao, tiềm ẩn mối nguy an toàn thực phẩm thì chúng phải được che phủ.
Cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió mái và quạt trong khu vực sản xuất và bảo quản phải đóng mở dễ dàng hoặc được che chắn (ví dụ: lưới chống côn trùng, màn gió) phù hợp với hoạt động trong tòa nhà.
Theo đó:
- Việc bố trí nội bộ phải được thiết kế, xây dựng và duy trì để tạo điều kiện thực hành sản xuất và vệ sinh tốt.
- Các mô hình di chuyển của vật liệu, cũng như các vật liệu tái chế, nếu có thể, sản phẩm, con người và cách bố trí thiết bị phải được thiết kế để bảo vệ khỏi các nguồn ô nhiễm, trộn lẫn không chủ định của các vật liệu hoặc sản phẩm và ô nhiễm chéo.
- Các tòa nhà phải có đủ không gian xuyên suốt dòng chảy hợp lý của vật liệu, sản phẩm và con người trong suốt quá trình sản xuất.
- Tường và sàn nhà phải dễ dàng rửa sạch hoặc làm sạch một cách thích hợp đối với các mối nguy an toàn thực phẩm liên quan đến sản xuất bao bì thực phẩm.
- Ở những nơi khó thực hiện làm vệ sinh thường xuyên đối các vật treo phía trên và kết cấu trên cao, tiềm ẩn mối nguy an toàn thực phẩm thì chúng phải được che phủ.
Sản xuất bao bì thực phẩm (Hình từ Internet)
Đường ống dây dẫn nước phải tuân thủ những gì trong việc sản xuất bao bì thực phẩm?
Theo Mục 4.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-4:2018 (ISO/TS 22002-4:2013) quy định:
Tính phù hợp, vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị
4.5.1 Yêu cầu chung
Thiết bị sử dụng trong khu vực sản xuất và đóng gói phải được thiết kế để ngăn ngừa ô nhiễm.
Trong trường hợp có liên quan, thiết bị được sử dụng trong quá trình chiếu xạ phải đáp ứng các quy định kỹ thuật đối với bao bì thực phẩm liên quan.
4.5.2 Thiết kế hợp vệ sinh
Mọi bộ phận của thiết bị tiếp xúc với bao bì thực phẩm phải được thiết kế và lắp ráp sao cho dễ làm sạch và bảo trì.
Thiết bị phải đáp ứng các nguyên tắc thiết kế vệ sinh đã được thiết lập, bao gồm:
a) bề mặt tiếp xúc với bao bì thực phẩm và bề mặt có thể là nguồn gây ô nhiễm phải nhẵn, dễ tiếp cận, dễ làm vệ sinh;
b) tự thoát nước (đối với các quá trình sản xuất ướt);
c) sử dụng vật liệu xây dựng tương thích với bao bì thực phẩm, chất bôi trơn và chất làm sạch hoặc chất tẩy rửa.
Đường ống và ống dẫn phải sạch, có thể thoát nước và không gây ngưng tụ hoặc rò rỉ có thể dẫn đến ô nhiễm bao bì thực phẩm.
Các van nối và núm điều khiển phải đảm bảo an toàn, ngăn ngừa ô nhiễm.
Các thành phần thiết bị có kim loại độc (ví dụ: thủy ngân) không được phép ở nơi có thể gây hại đến an toàn thực phẩm của bao bì thực phẩm.
4.5.3 Bề mặt tiếp xúc với bao bì thực phẩm
Các bề mặt tiếp xúc bao bì thực phẩm phải được làm từ các vật liệu phù hợp với mục đích sử dụng để tránh ô nhiễm.
4.5.4 Bảo trì
Phải có hệ thống bảo trì theo kế hoạch được áp dụng cho mọi thiết bị.
Các chương trình bảo trì phải được áp dụng một cách có hệ thống để giảm thiểu khả năng ô nhiễm sản phẩm từ thiết bị.
Phải ưu tiên cho yêu cầu bảo trì nơi có nguy cơ đến an toàn thực phẩm.
Phải có thủ tục để loại bỏ chất gây ô nhiễm tiềm ẩn bất kỳ khỏi máy móc và thiết bị sau khi bảo trì.
Nhân viên bảo trì phải thực hiện các quy trình đã quy định, bao gồm các biện pháp vệ sinh, khi thích hợp. Cần phải tránh các kỹ thuật tạm thời và các sửa đổi, chúng phải được kiểm soát và không để kéo dài. Phải áp dụng các biện pháp có hiệu lực.
Theo đó thì các thiết bị phải đáp ứng các nguyên tắc thiết kế vệ sinh đã được thiết lập trong đó có quy định về đường ống dẫn như sau:
- Đường ống và ống dẫn phải sạch, có thể thoát nước và không gây ngưng tụ hoặc rò rỉ có thể dẫn đến ô nhiễm bao bì thực phẩm.
- Các van nối và núm điều khiển phải đảm bảo an toàn, ngăn ngừa ô nhiễm.
Các biện pháp cần có trong phòng ngừa ô nhiễm đối với việc sản xuất bao bì sản phẩm?
Về các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm có nêu tại Mục 4.7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22002-4:2018 (ISO/TS 22002-4:2013) như sau:
Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm
4.7.1 Yêu cầu chung
Phải tiến hành phân tích mối nguy. Nếu có thể, phải áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm vi sinh, vật lý và hóa học.
Khi có yêu cầu thử nghiệm bên ngoài đối với sản phẩm, phải thực hiện tại phòng thử nghiệm đã được công nhận hoặc phòng thử nghiệm tuân thủ các hướng dẫn quốc tế đối với phòng thử nghiệm. Khi thực hiện thử nghiệm nội bộ, phải tiến hành hiệu chuẩn thiết bị theo các chuẩn quốc gia hoặc các phương tiện chính xác khác.
Cần tránh phối trộn các sản phẩm thô hoặc sản phẩm trung gian nếu việc phân tích mối nguy cho thấy có mối nguy đối với an toàn thực phẩm.
Khi xảy ra sự cố ô nhiễm, phải thực hiện quá trình làm sạch hoặc bảo trì dưới sự kiểm soát của người được chỉ định. Sau khi làm sạch hoặc bảo trì, phải thực hiện quy trình thông qua sản phẩm bằng văn bản. Phải loại bỏ mọi sản phẩm bị ô nhiễm mà không thể làm sạch hiệu quả.
4.7.2 Ô nhiễm vi sinh vật
Khi có khả năng bị ô nhiễm vi sinh vật, phải áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa hoặc kiểm soát mối nguy.
4.7.3 Ô nhiễm vật lý
Trường hợp sử dụng vật liệu thủy tinh và vật liệu giòn (đối với các ứng dụng không phải là sản xuất bao bì thực phẩm) trong khu vực sản xuất hoặc bảo quản, phải có các yêu cầu kiểm tra định kỳ và các quy trình đã xác định trong trường hợp bị vỡ.
Vật liệu thủy tinh và vật liệu giòn (như các thành phần nhựa cứng trong thiết bị, mặt kính trên các bình chứa) phải tránh được nếu thích hợp và có thể.
Trong các khu vực sản xuất và bảo quản, các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm không được có các mảnh vụn và các nguồn ô nhiễm khác. Chúng phải thích hợp cho việc làm sạch dễ dàng và hiệu quả.
Quy trình chính thức cho việc sử dụng “các vật dụng sắc nhọn” phải sẵn có tại nơi sử dụng. Không được để vật dụng sắc nhọn hoặc dụng cụ rời ở bất cứ nơi nào và trên các bề mặt có thể xảy ra ô nhiễm sản phẩm. Không được sử dụng lưỡi dao để rời.
Nhà cửa, cơ sở vật chất và thiết bị, dụng cụ phải được làm sạch để loại bỏ bụi, mạng nhện, các mảnh vụn để duy trì mức độ vệ sinh có thể chấp nhận được.
4.7.4 Ô nhiễm hóa học
Các vật liệu in và tráng phủ phải được xử lý và lưu trữ ở các giai đoạn bán thành phẩm và thành phẩm theo cách thức để việc nhiễm hóa chất thông qua bề mặt tiếp xúc thực phẩm do nhiễm qua hoặc do cơ chế khác được giảm thiểu đến mức an toàn thích hợp đối với các vật liệu này như được nêu trong phân tích mối nguy.
Hóa chất, bao gồm chất làm sạch và chất bôi trơn, phải được đánh giá và kiểm soát để tránh ô nhiễm sản phẩm.
Chất bôi trơn dự kiến tiếp xúc với sản phẩm phải có chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng.
4.7.5 Thôi nhiễm hóa chất
Nếu có mối nguy tiềm ẩn về an toàn thực phẩm do thôi nhiễm hoặc cơ chế truyền khác thì phải áp dụng các biện pháp kiểm soát để ngăn ngừa hoặc kiểm soát mối nguy.
Bao bì (ví dụ: palet, màng mỏng, vật chứa) phải được làm bằng vật liệu thích hợp, được làm sạch và không ô nhiễm cho bao bì thực phẩm.
CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp, cần xử lý hóa chất đối với các palet (như thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt nấm, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các hóa chất khác) để đáp ứng các yêu cầu chế định hoặc yêu cầu của khách hàng.
4.7.6 Quản lý thực phẩm gây dị ứng
Trường hợp xác định được khả năng gây ô nhiễm từ các chất gây dị ứng thực phẩm, phải thiết lập các biện pháp kiểm soát, được lập thành văn bản và được áp dụng để ngăn ngừa hoặc kiểm soát các mối nguy, để lưu hồ sơ và dán nhãn phù hợp.
Theo đó:
- Phải tiến hành phân tích mối nguy. Nếu có thể, phải áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm vi sinh, vật lý và hóa học.
- Khi có yêu cầu thử nghiệm bên ngoài đối với sản phẩm, phải thực hiện tại phòng thử nghiệm đã được công nhận hoặc phòng thử nghiệm tuân thủ các hướng dẫn quốc tế đối với phòng thử nghiệm. Khi thực hiện thử nghiệm nội bộ, phải tiến hành hiệu chuẩn thiết bị theo các chuẩn quốc gia hoặc các phương tiện chính xác khác.
- Cần tránh phối trộn các sản phẩm thô hoặc sản phẩm trung gian nếu việc phân tích mối nguy cho thấy có mối nguy đối với an toàn thực phẩm.
- Khi xảy ra sự cố ô nhiễm, phải thực hiện quá trình làm sạch hoặc bảo trì dưới sự kiểm soát của người được chỉ định. Sau khi làm sạch hoặc bảo trì, phải thực hiện quy trình thông qua sản phẩm bằng văn bản. Phải loại bỏ mọi sản phẩm bị ô nhiễm mà không thể làm sạch hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?