Trong việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều thì phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Trong việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều thì phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Phương án hộ đê có nằm trong nhiệm vụ tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều hay không?
- Đối tượng nào có nhiệm vụ giám sát xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điều?
Trong việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình đê điều thì phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT về bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều như sau:
Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều
1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều
a) Theo dõi diễn biến, vận hành công trình đê điều, khu vực chịu tác động do vận hành công trình đê điều và thiên tai ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều: thường xuyên theo dõi diễn biến mưa, lũ, bão và quan trắc mực nước lũ, sóng, thủy triều ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều; thực hiện tuần tra, canh gác theo cấp báo động theo quy định của pháp luật về đê điều; khảo sát địa hình, địa chất các tuyến đê chưa đủ dữ liệu phục vụ công tác đánh giá công trình đê điều; định kỳ đo vẽ mặt cắt cố định ngang sông; đo đạc sơ họa diễn biến lòng dẫn; đo đạc diễn biến bãi biển trước đê; quan trắc biến dạng, chuyển vị, thấm của các đoạn đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê xung yếu.
b) Duy tu bảo dưỡng công trình đê điều; bổ sung, bảo dưỡng, thu gom vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão và quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng chống lụt bão theo quy định của pháp luật về đê điều và các văn bản hướng dẫn.
c) Tổ chức xây dựng, rà soát, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều, bao gồm các nội dung: hiện trạng công trình, dự kiến các tình huống xảy ra, giải pháp kỹ thuật xử lý, khối lượng vật tư, phương tiện, lực lượng ứng phó, phương án huy động, phân công trách nhiệm.
Phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều phải đáp ứng theo phương châm 4 tại chỗ, được xây dựng, rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, đê điều và phê duyệt trước ngày 15 tháng 5 hằng năm.
Như vậy, trong nội dung bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình đê điều thì phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều phải đáp ứng theo phương châm 4 tại chỗ, được xây dựng, rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, đê điều và phê duyệt trước ngày 15 tháng 5 hằng năm.
Trong đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật phòng, chống thiên tai 2013 thì phòng chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
Phương án hộ đê có nằm trong nhiệm vụ tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều hay không? (Hình từ Internet)
Phương án hộ đê có nằm trong nhiệm vụ tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 38 Luật Đê điều 2006 về nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều như sau:
Nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều
...
3. Nhiệm vụ tham mưu, đề xuất về kỹ thuật, nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều hằng năm;
b) Phương án hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
c) Xử lý sự cố đê điều;
d) Chuẩn bị vật tư dự trữ trong nhân dân phục vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
đ) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều.
Như vậy, lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất về kỹ thuật, nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phương án hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão.
Đối tượng nào có nhiệm vụ giám sát xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điều?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật Đê điều 2006 thì lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có nhiệm vụ giám sát xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điều và các hoạt động có liên quan đến đê điều bao gồm:
- Kỹ thuật và tiến độ xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều từ mọi nguồn vốn đầu tư;
- Việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của công trình được cấp phép xây dựng có liên quan đến an toàn đê điều;
- Quá trình xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Đê điều 2006 thì:
Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Chính phủ quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?