Trong trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được miễn nhiệm thì bầu thành viên thay thế như thế nào?
- Miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước trong trường hợp nào?
- Trong trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được miễn nhiệm thì bầu thành viên thay thế như thế nào?
- Trở thành thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn gì?
Miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế
1. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất quyết định việc bãi nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.
2. Trong trường hợp vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban thanh tra nhân dân có đơn xin thôi tham gia Ban thanh tra nhân dân hoặc thành viên Ban thanh tra nhân dân được bổ nhiệm vào chức danh quản lý quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này hoặc chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời cho thôi nhiệm vụ và báo cáo Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất quyết định việc miễn nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.
...
Theo đó, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước trong trường hợp sau:
- Trong trường hợp vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban thanh tra nhân dân có đơn xin thôi tham gia Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước hoặc thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được bổ nhiệm vào chức danh quản lý quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này hoặc chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời cho thôi nhiệm vụ và báo cáo Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất quyết định việc miễn nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.
Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)
Trong trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được miễn nhiệm thì bầu thành viên thay thế như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 26 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế
...
3. Trong trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm, nếu Ban thanh tra nhân dân còn từ 2/3 thành viên trở lên thì Ban thanh tra nhân dân vẫn hoạt động bình thường.
4. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm giới thiệu nhân sự thay thế những người bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm để bầu tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất. Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân thay thế được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
Như vậy, trong trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được miễn nhiệm thì bầu thành viên thay thế như sau:
- Trong trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân được miễn nhiệm, nếu Ban thanh tra nhân dân còn từ 2/3 thành viên trở lên thì Ban thanh tra nhân dân vẫn hoạt động bình thường.
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm giới thiệu nhân sự thay thế những người được miễn nhiệm để bầu tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất.
Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân thay thế được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định cụ thể:
Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Căn cứ vào tiêu chuẩn, số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, Ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu danh sách những người ứng cử, danh sách người được đề cử do cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động giới thiệu để tổ chức bầu Ban thanh tra nhân dân.
2. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân phải đảm bảo có mặt trên 50% số đại biểu được triệu tập; việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân được Hội nghị tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín, Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu tín nhiệm từ cao xuống thấp.
Trở thành thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Thành viên Ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân.
2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải là người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Như vậy, muốn trở thành thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Thành viên Ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân.
- Thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước phải là người đang làm việc tại cơ quan nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan nhà nước.
Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
- Thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?