Trong trường hợp tài sản bảo đảm là động sản bên thế chấp có được quyền ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm không?
- Bên nhận bảo đảm có bắt buộc phải gửi thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm không?
- Bên mua tài sản có bảo lưu quyền tài sản có được quyền đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm không?
- Bên thế chấp có được quyền ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm là động sản không?
Bên nhận bảo đảm có bắt buộc phải gửi thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm không?
Bên nhận bảo đảm có bắt buộc phải gửi thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm không? (hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
...
2. Phương thức thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.
Trường hợp bên bảo đảm thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên nhận bảo đảm biết thì địa chỉ của bên bảo đảm được xác định theo địa chỉ đã được bên bảo đảm cung cấp trước đó, theo hợp đồng bảo đảm hoặc theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm.
Chiếu theo quy định này, nếu có thỏa thuận về việc thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thì thực hiện theo thỏa thuận.
Trong trường hợp không có thỏa thuận, thì bên nhận bảo đảm phải gửi văn bản thông báo cho bên bảo đảm.
Bên nhận bảo đảm có thể gửi văn bản thông báo cho bên bảo đảm thông qua các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Thông qua ủy quyền;
- Dịch vụ bưu chính;
- Phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu;
- Phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.
Bên mua tài sản có bảo lưu quyền tài sản có được quyền đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm không?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 102/2017/NÐ-CP quy định như sau:
Người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký
1. Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, sửa chữa sai sót, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm: Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; bên bán tài sản, bên mua tài sản trong trường hợp chuyển nhượng, mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu (sau đây gọi chung là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm); Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này. Trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới là người yêu cầu đăng ký.
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này trong trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm không thực hiện xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự; Văn phòng thừa phát lại trong trường hợp Văn phòng thừa phát lại thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là Văn phòng thừa phát lại); cá nhân, pháp nhân mua tài sản thi hành án.
Chiếu theo quy định này, bên mua tài sản có bảo lưu quyền tài sản được quyền đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm.
Bên thế chấp có được quyền ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm là động sản không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 102/2017/NÐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác
1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác sau đây:
a) Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
b) Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
c) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây: Bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm;
d) Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này, nếu có.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn được quyền ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản.
Tuy nhiên cần lưu ý, ngoài các hồ sơ kể trên, người được ủy quyền cần cung cấp văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?